Nhiệt Độ Ảnh Hưởng Như Thế Nào Đối Với Tôm

Sự thay đổi của các yếu tố môi trường là nguyên nhân làm giảm khả năng miễn dịch và kháng bệnh của tôm, trong đó có nhiệt độ của nước nuôi. Nhiệt độ nước là một trong những yếu tố vật lý quan trọng nhất, nó ảnh hưởng đến gần như tất cả các quá trình sinh hóa và sinh lý của tôm.

Những thay đổi về nhiệt độ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển, sinh sản của tôm và ảnh hưởng đến cả hiệu quả trao đổi chất trong cơ thể của tôm. Bên cạnh đó, nhiệt độ còn ảnh hưởng rất nhiều đến các quá trình chuyển hóa diễn ra trong môi trường nước như: thiếu hụt oxi hòa tan, tăng khí độc NH3, NO2, phân tầng nước,….

Thu tôm size 40 con
Thu tôm size 40 con

Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm

Khoảng nhiệt độ thích hợp cho tôm tăng trưởng và phát triển tốt là từ 25-33oC.

Khi nhiệt độ quá thấp tôm sẽ bị ngạt do thiếu hụt lượng oxi hòa tan, các quá trình trao đổi chất trong cơ thể cũng chậm lại. Nhiệt độ thấp dưới 180C tôm gần như rơi vào trạng thái ngủ đông, các hoạt động cũng như trao đổi chất bên trong tôm bị suy giảm nghiêm trọng. Nếu nhiệt độ thấp kéo dài sẽ dẫn đến hiện tượng tôm “ngủ luôn”, vấn đề này rất thường gặp ở những mùa rét khu vực Miền Bắc – Việt Nam.

Người ta lợi dụng nhiệt độ để “gây mê” tôm trong quá trình vận chuyển bằng cách ngâm tôm qua nước đá đang tan vài giây sau đó cho vào nước lạnh dưới 180C, hoặc làm lạnh khô để vận chuyển bằng máy bay bằng cách đặt tôm bên trên mạt cưa (gỗ vụn, gỗ bào) ẩm và giữ lạnh.

Gây mê tôm trước khi vận chuyển bằng nước đá có muối
Gây mê tôm trước khi vận chuyển bằng nước đá có muối

Khi nhiệt độ quá cao, tôm hô hấp mạnh cần một lượng lớn oxi để hô hấp, các quá trình chuyển hóa năng lượng cũng diễn ra nhanh hơn, dẫn đến tình trạng tôm bị sốc nhiệt, thiếu hụt dưỡng chất và năng lượng, 1 trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng cong thân, đục cơ. Đó là lý do mà người nuôi thường chạy quạt vào buổi trưa để làm mát nước và tăng lượng oxy hòa tan cần thiết cho tôm.

Chạy quạt buổi trưa sau khi kết thúc cử ăn thứ 2
Chạy quạt buổi trưa sau khi kết thúc cử ăn thứ 2

Các vấn đề thường gặp khi nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao

* Khi nhiệt độ xuống thấp:

  • Tôm bị suy giảm miễn dịch
  • Các quá trình trao đổi chất bị ức chế, diễn ra chậm hơn.
  • Tôm bị giảm ăn, nhiệt độ thấp làm cho hoạt động của các emzyme tiêu hóa giảm, khó tiêu thụ thức ăn. Một số con tôm bị stress có thể dẫn đến bỏ ăn, lỏng ruột.
Tôm bị stress bơi lờ đờ tắp mé, gan xấu, ruột đứt khúc
Tôm bị stress bơi lờ đờ tắp mé, gan xấu, ruột đứt khúc
  • Tôm bị stress (căng thẳng) do hoạt động hô hấp khó khăn bởi thiếu hụt oxy hòa tan, làm ức chế thần kinh. Tôm ăn yếu.
  • Kém hấp thu dinh dưỡng dẫn đến suy giảm chức năng gan, vàng gan.
  • Về môi trường, do thiếu hụt oxy làm cho quá trình chuyển hóa khí độc bị chậm, thức ăn dư thừa nhiều, phân tầng nước. Đặc biệt, nhiệt độ thấp làm cho hoạt động của vi sinh vật bị giảm đi rất nhiều cộng thêm tôm bị giảm miễn dịch là cơ hội để các mầm bệnh phát triển, nhất là ngoại kí sinh trùng.
Sau vài cơn mưa lớn tôm bị nhiễm ngoại kí sinh trùng do suy giảm miễn dịch
Sau vài cơn mưa lớn tôm bị nhiễm ngoại kí sinh trùng do suy giảm miễn dịch

* Khi nhiệt độ tăng cao:

Khi nhiệt độ tăng cao, sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể của tôm, buộc tôm phải hô hấp nhiều hơn để lấy oxy, tiêu thụ thức ăn nhiều hơn. Tuy nhiên, sự tiêu hóa thức ăn tăng lên trong khi lượng enzyme tiêu hóa có hạn sẽ khiến tôm khó hấp thụ được thức ăn như khi ăn ở môi trường nhiệt độ bình thường. Điều đó cũng có nghĩa là bà con mình đang tiêu hao một lượng lớn thức ăn nhưng hiệu quả lại không có.

Gan tôm bị yếu khi thời tiết quá nắng nóng
Gan tôm bị yếu khi thời tiết quá nắng nóng

Bệnh cong thân đục cơ ở tôm khi thời tiết quá nóng. Lượng dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất được tôm tiêu thụ nhiều hơn, đặc biệt và vitamin C tôm không tự tổng hợp được. Tôm hoạt động nhiều nhưng lại không đủ dinh dưỡng dễ dẫn đến tình trạng đục cơ (hoại tử cơ).

Bên cạnh đó, nhiệt độ cao là điều kiện để vi sinh vật hoạt động mạnh mẽ, lượng thức ăn dư và lượng thức ăn sau tiêu hóa được thải ra ngoài, khi gặp nhiệt độ cao sẽ phân hủy nhanh hơn bởi vi sinh vật, cần nhiều oxy cho quá trình phân hủy và chuyển háo khí độc cũng diễn ra nhanh hơn, đối với ao tù không thay nước được thì đây là một vấn đề khó khăn.

Giải pháp để ổn định nhiệt độ

Bất kể là mùa vụ nào trong năm thì bà con cũng phải theo dõi thường xuyên, kiểm tra nhiệt độ nước trong ao, quản lý lượng thức ăn tránh để lượng thức ăn dư thừa gây ô nhiễm môi trường ao nuôi. Và dưới đây là một số cách bà con có thể áp dụng để hạn chế tác động của nhiệt độ đến ao nuôi.

  • Vào mùa nắng:

Để hạn chế nhiệt độ ao nuôi tăng cao, bà con cần:

  • Gây màu vàng nâu cho nước, duy trì độ trong của nước.
  • Tăng cường chạy quạt và oxy bờ, oxy đáy đối với ao bạt, thời gian chạy quạt dài hơn đối với ao đất nhất là vào buổi trưa. Tránh sự phân tầng nhiệt độ.
  • Không cho ăn vào buổi trưa.
  • Có thể sử dụng lưới che để giảm ảnh hưởng của nhiệt độ.
  • Bổ sung thêm khoáng tạt giúp làm mát nước.
  • Tăng khoáng ăn hữu cơ và vitamin C.

https://thuysantincay.com/khoang-kich-thich-tom-lot-xac-mau-cung-vo/

  • Vào mùa mưa, mùa lạnh:

Mùa này nhiệt độ trong ao có thể giảm mạnh, lượng oxy hòa tan cũng sẽ giảm, độ pH trong ao nuôi cũng thay đổi. Bà con nên kiểm tra pH ao nuôi thường xuyên, bà con có thể sử dụng Máy đo pH cầm tay HI98107 hoặc test pH.

https://thuysantincay.com/but-do-ph-nhiet-do-hi98107-hanna/

https://thuysantincay.com/test-nhanh-ph-trong-ao-nuoi-sera/

Bên cạnh đó bà con cũng nên:

  • Chạy quạt và xi phong thường xuyên.
  • Hạ mực nước để tránh phân tầng.
  • Khi mưa lớn, cần ngưng cho tôm ăn hoặc cho ăn ít, hạn chế lượng thức ăn dư thừa. Đánh vôi nóng CaO, 1 bao cho 1000m3.
  • Kiểm tra độ kiềm thường xuyên để bổ sung kịp thời.
  • Tăng cường men vi sinh đường ruột và thảo dược gan.

Nhiệt độ là một trong những yếu tố phi sinh học, mà sự thay đổi của nó sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của tôm. Việc quản lý và điều chỉnh nhiệt độ trong ao nuôi là vô cùng quan trọng, dựa vào kinh nghiệm và điều kiện của từng ao nuôi mà bà con có thể có những cách xử lý phù hợp. Em Thuyền chúc bà con có một mùa vụ bội thu.

Liên hệ em Thuyền qua zalo/sdt để được hỗ trợ: 0933 015 035

Tác giả: Hải Thuyền

Mọi thắc mắc về bài viết “Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đối với tôm”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0933 015 035 – 0902 650 369 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Công Ty Tin Cậy  | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Contact Me on Zalo