Giải Pháp Phòng Và Trị Bệnh Đen Thân Trên Cá Rô Đồng
Từ lúc giống cá rô đồng được nhân giống thành công nên mô hình nuôi rộng rãi và phổ biến ở các tỉnh Đông Nam Bộ (Đồng Nai) và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên do nuôi thâm canh với mật độ cao người nuôi chưa có nhiều kinh nghiệm và kỹ thuật chăm sóc nên cá rô dễ bị bệnh.
Bệnh đen thân trên cá rô đồng đang là căng bệnh khiến nhiều bà con lo lắng, tổn thất cao, tỷ lệ chết 40-70% có trường hợp 90-100%. Nguyên nhân bệnh đen thân, dấu hiệu nhận biết biện pháp xử lý như thế nào, Thủy Sản Tin Cậy sẽ cùng bà con tìm hiểu về vấn đề này.
Dấu hiệu nhận biết
- Bệnh đen thân thường xảy ra ở giai đoạn đầu của chu kỳ nuôi
- Cá giảm hoặc bỏ ăn, tỷ lệ chết tăng dần
- Cá lơi lội bất thường vô hướng, búng nhảy lên mặt nước, lờ đờ, tấp mé
- Màu sắc cơ thể cá chuyển sang màu tối sậm. Các vây chuyển sang xám hoặc đen
- Có hiện tượng xuất huyết dưới da, có mủ, ghẻ, hoại tử
- Mang tưa rách, chuyển sang màu hồng nhạt hoặc trắng
- Mắt cá lồi dần, chuyển từ trong sang đục, có mủ
- Vảy cá xù lên, bong ra từng mảng, xuất hiện vết thương nơi vảy tổn thương.
- Gan cá sưng to có gờ không đồng nhất và nhạt màu, thận sưng, lách sưng nhũn.
- Hậu môn sưng, xuất huyết hậu môn
- Bụng cá phình to
- Nội tạng xuất huyết
Nguyên nhân
- Giai đoạn cải tạo ao nuôi đầu vụ không được xử lý kỹ lưỡng, nguồn nước cấp vào ao nuôi không được xử lý diệt khuẩn trước khi thả giống tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus tấn công
- Con giống không đạt chất lượng
- Thời tiết nắng nóng kéo dài tảo độc phát triển mạnh và dày đặc làm chất lượng nước xấu, ô nhiễm nặng, xuất hiện bọt khí lâu tan, biến động các chỉ tiêu chất lượng nước, cá giảm sức đề kháng, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn…trong ao phát triển, tấn công, gây hại cho cá
- Do ký sinh trùng Trypanosoma sp.
- Do vi khuẩn Streptococcus iniae
- Do virus thuộc giống Megalocytivirus
Giải pháp điều trị cá rô bị đen thân
- Vớt hết cá chết, cá có dấu hiệu bệnh nổi trên mặt nước
- Giảm lượng thức ăn khoảng 50% trong thời gian xử lý. Hạn chế sự gia tăng ô nhiễm môi trường ao nuôi trong thời gian xử lý
- Thay nước mới cho ao nuôi giảm mật độ ô nhiễm, chất lượng nước được cải thiện, mỗi ngày thay 30%, thay trong 3 ngày lúc trời mát để hạn chế cá bị sốc nhiệt
- Tăng cường cung cấp oxy cho ao bằng NOVA OXYGEN 1.5 – 2kg/1000m3, giúp tăng hiệu quả xử lý
- Tạt VITAMIN C giúp cá khỏe, giảm stress, tăng sức đề kháng
- Dùng BKC diệt khuẩn nguồn nước 1 lít/2000m3
- 2 ngày sau khi diệt khuẩn tạt 2 – 3 lít vi sinh EM AQUA + 2 – 3 lít vi sinh RHODO POWER cho 1000m3 cung cấp nhiều vi sinh có lợi, ức chế vi khuẩn gây bệnh, xử lý phân hủy chất hữu cơ, hỗ trợ cải thiện chất lượng nước, tăng cường oxy trong ao. 2 ngày/lần. Ngoài ra có thể sử dụng thêm YUFISH, ZEOFISH hỗ trợ cải thiện nhanh chất lượng nước.
- Sử dụng một số loại kháng sinh: Doxycycline, Oxytetracycline, Penicillin, Ampicillin,…cho ăn liên tục 5 ngày.
- Sau khi cá khỏe tăng dần lượng thức ăn và trộn men tiêu hóa, vitamin C, dược phẩm bổ gan, Antishock, khoáng Premix,…giúp cá nhanh hồi phục sức khỏe, tiêu hóa tốt, tăng sức đề kháng
Giải pháp phòng bệnh
- Cải tảo ao thật kỹ lưỡng, nạo vét bùn đáy, phơi đáy ao, xử lý vôi. Nguồn nước cấp vào ao cần được diệt khuẩn, gây màu nước trước khi thả giống
- Chọn con giống khỏe mạnh, cơ sở sản xuất giống uy tín, chất lượng
- Thay nước định kỳ giúp nguồn nước ao nuôi luôn sạch
- Diệt khuẩn nguồn nước định kỳ 10-15 ngày/lần và sau khi cấp nước mới
- Định kỳ 3-5 ngày tạt vi sinh EM AQUA + vi sinh RHODO POWER giúp kiểm soát tảo, xử lý chất hữu cơ, thức ăn thừa, kiểm soát khí độc cải thiện chất lượng nước trong ao hạn chế tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng gây bệnh
- Bổ sung men tiêu hóa, vitamin C, khoáng Premix, EM tỏi, dược phẩm bổ san…vào thức ăn giúp cá tiêu hóa tốt thức ăn, nhanh lớn, tăng sức đề kháng giảm tỷ lệ bệnh
- Định kỳ trộn thuốc sổ nội ngoại ký sinh trùng NOVA PRAZIQUANTEL cho cá 1 tháng/ lần
- Thường xuyên theo dõi hoạt động của cá, kiểm tra các chỉ tiêu môi trường nước để kịp thời có giải pháp xử lý
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bà con có thể phát hiện kịp thời bệnh đen thân trên cá rô đồng và có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế tổn thất đến mức thấp nhất. Hẹn gặp lại bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo!
Chúc bà con vụ mùa bội thu!
Tác giả: Nguyễn Hiền
Mọi thắc mắc về bài viết “Cách phòng và trị bệnh đen thân trên cá rô đồng”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0933 015 035 – 0902 650 369 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Công Ty Tin Cậy | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ