Kiểm Soát Khí Độc NO2 Và NH3 Trong Mùa Mưa

Mùa mưa về mang theo sự mát mẻ, tươi mới, nhưng lại là nỗi lo lắng cho người nuôi tôm. Quản lý ao tôm vào mùa mưa vất vả hơn nhiều lần so với mùa nắng. Một trong những khó khăn của quản lý ao nuôi trong mùa mưa là khí độc NO2, NH3, NH4. Trong bài viết này, Thuyền chia sẽ đến bà con cách để điều trị khí độc trong ao nuôi hiệu quả hơn.

Nguyên nhân xuất hiện khí độc NO2 và NH3

Khí độc NO2 = 3mg/L ao sẵn sàng chưa thả tôm
Khí độc NO2 = 3mg/L ao sẵn sàng chưa thả tôm

Những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến khí độc trong ao cao:

  • Thức ăn dư thừa và phân tôm. Thức ăn giàu đạm và phân tôm là nguồn Nito chính hình thành nên khí độc trong ao nuôi. Thức ăn dùng cho tôm ở Việt Nam có độ đạm từ 38% trở lên, một số thức ăn cho tôm post có độ đạm lên đến 44-45%.
  • Thiếu hụt oxi. Oxi là đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa Nitrat (NO3) và khử Nitrat để loại bỏ Nito trong nước. Vào mùa mưa hoặc mùa lạnh thì lượng Oxi hòa tan trong nước giảm đi làm chậm 2 quá trình này, gây ngộp cho tôm.
  • Độ mặn thấp làm cho tảo dễ dàng bùng phát. Gây tăng pH, tuột kiềm và thiếu hụt oxi trong ao dẫn đến tích tụ khí độc.
Tảo phát triển quá dày gây thiếu oxi và tăng khí độc
Tảo phát triển quá dày gây thiếu oxi và tăng khí độc
  • Sử dụng men vi sinh chưa hiệu quả. Đây là một trong những nguyên nhân gây lãng phí tiền nhất khi bà con chưa biết cách sử dụng men vi sinh đúng cách.

Ngoài những nguyên nhân chính kể trên, việc canh chỉnh thức ăn sao cho vừa đủ, giảm khí độc và giảm FCR (hệ số chuyển đổi thức ăn) trong nuôi tôm cũng cần được bà con quan tâm. Canh nhá thức ăn đối với cho ăn máy, 5g/kg thức ăn trong 45 phút. Canh nhá thức ăn đối với cho ăn tay, 20g/kg thức ăn trong 45 phút.

Ảnh hưởng của khí độc NO2 và NH3/NH4 đối với tôm

Hàm lượng khí độc ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của tôm:

Khí độc Ngưỡng cho phép

(mg/L)

Ngưỡng chống chịu

(mg/L)

Ngưỡng gây chết

(mg/L)

NO2 < 3 3-5 >5
NH3 <0,3 0,3-0,5 >0,5
NH4 <5 5-10 >10
Ảnh hưởng Chưa ảnh hưởng Tôm có hiện tượng bơi lửng, nổi đầu, tập trung phía sau cánh quạt và ăn ít, gan và ruột yếu. Tôm bắt đầu bỏ ăn và có dấu hiệu chết. Có hiện tượng trống đường ruột và rớt đáy nhiều.

Khí độc cao dẫn đến tôm bị ngộp và stress, chứa năng gan tụy bị suy giảm làm tôm kém hấp thu dinh dưỡng là chậm lớn, yếu gan lâu dần dẫn đến trống đường ruột. Người nuôi dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng gan yếu, đường ruột yếu thông thường. Nếu không xác định đúng nguyên nhân dẫn đến chữa trị không hiệu quả, tốn kém chi phí tôm chậm lớn.

Ao bị khí độc, tôm tớt nhá buổi sáng gan yếu và ruột trống

Đối với bầy tôm khỏe, biểu hiện của tôm không rõ ràng. Bà con sẽ cảm giác tôm đang ăn yếu đi, thời gian ăn kéo dài lâu, ban đêm khi lột tôm thường tập trung phía sau cánh quạt. Đối với tôm yếu, khí độc cao làm giảm sức đề kháng tôm, tôm dễ nhiễm khuẩn ruột gan và rớt đáy vào ban đêm. Đặc biệt khi tôm bị giảm sức đề kháng, khí độc đáy NH3 và NO2 là một trong những nguyên nhân nghiêm trọng gây bệnh rớt cục thịt. Cần theo dõi thật kĩ biểu hiện của tôm để có hướng khắc phục kịp thời.

Hạ khí độc hiệu quả với men vi sinh

Hiện nay trên thị trường có 2 dòng vi sinh chính có thể kiềm hãm hiệu quả khí độc NH3 và NO2. Dòng men vi sinh chứa chủng Nitrobacteria và chủng Bacillus spp.

  • Đối với chủng Nitrobacteria: tham gia thúc đẩy quá trình nitrat hóa (tạo NO3-) và phản nitrat hóa tạo khí Nito (N2) bay hơi. Quá trình giải phóng Nito cần lượng lớn oxi, bà con cần chạy quạt và oxi thường xuyên để cung cấp đủ lượng oxi cần thiết.
Chế phẩm men vi sinh giúp làm sạch nước, phân hủy thức ăn thừa
Chế phẩm men vi sinh giúp làm sạch nước, phân hủy thức ăn thừa

https://thuysantincay.com/che-pham-xu-ly-nuoc-ao-tom-nb-25/

  • Đối với chủng Bacillus spp: trực tiếp phân giải Nito có trong các hợp chất chứa Nito, nguồn gốc gây ra khí độc NH3 và NO2, sử dụng Nito như năng lượng để hoạt động, nhanh chóng kiềm hãm khí độc trong ao nuôi.
Men vi sinh đặc trị khí độc đáy ao với chủng Bacillus spp
Men vi sinh đặc trị khí độc đáy ao với chủng Bacillus spp

https://thuysantincay.com/men-vi-sinh-xu-ly-day-ao-nuoi-pond-pronew/

Quản lý ao nuôi hiệu quả để hạn chế tăng khí độc NO2 và NH3/NH4

Những lưu ý để bà con có thể quản lý ao nuôi và kiểm soát khí độc hiệu quả:

  • Sử dụng vi sinh suyên xuốt mùa vụ, giúp phân hủy thức ăn thừa và phân tôm, nguyên nhân chính gây ra khí độc NH3 và NO2. Men vi sinh là một giải pháp hữu hiệu để kìm hãm khí độc trong ao nuôi và không gây hại cho tôm, giúp tôm khỏe và tăng trưởng tốt hơn.

https://thuysantincay.com/che-pham-sinh-hoc-em-goc-em1-cho-thuy-san/

  • Tăng cường lượng oxy hòa tan để thúc đẩy nhanh quá trình nitrat và phản nitrat giải phóng Nito. Có thể sử dụng Oxygen hòa tan tức thì kết hợp Yucca và Zeo hạt giúp hấp thụ nhanh khí độc đáy ao.
  • Trong vụ nuôi, sau mỗi lần diệt khuẩn ao định kì nên cắt bỏ cử ăn cuối trong 1 ngày. Việc này giúp tránh lượng thức ăn dư thừa vào ban đêm gây khí độc cho ao nuôi.
  • Vào mùa mưa hoặc những ngày mưa lớn, chuyển từ cho ăn 4 cử sang cho ăn 3 cử. Bên cạnh đó tăng cường vitamin C và các nhóm vitamin A, E, K đặc biệt là vitamin D3 giúp gan tôm khỏe hấp thu tốt.
  • Tăng cường chạy quạt và chạy và oxi.

Trên đây là những lưu ý chính cho bà con quản lý ao nuôi và kiềm hãm khí độc trong ao nuôi hiệu quả. Nuôi tôm vất vả là thế, nếu không nắm vững những kiến thức cần thiết để quản lý ao nuôi thì tỉ lệ nuôi đạt không cao. Bất kì câu hỏi nào về cách chăm sóc tôm và dinh dưỡng cần thiết cho tôm, bà con liên hệ trực tiếp cho em Thuyền để được hỗ trợ kịp thời. Chúc bà con có một mùa màng bội thu.

Tác giả: Hải Thuyền

Mọi thắc mắc về bài viết “Kiểm soát khí độc NO2 và NH3 trong mùa mưa”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0933 015 035 – 0902 650 369 – 0903 908 671

Email: [email protected]; [email protected], [email protected]

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Công Ty Tin Cậy  | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Contact Me on Zalo