Giải Pháp Khắc Phục Tình Trang Tôm Chậm Lớn Do EHP
Tôm bị chậm lớn là một trong những nỗi lo của người nuôi tôm. Bệnh không gây tử vong cao nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của tôm, làm sụt giảm năng suất, gây thiệt hại lớn đến kinh tế của người nuôi tôm. Dấu hiệu nhận biết, giải pháp phòng bệnh như thế nào? Tin Cậy sẽ cùng bà con tìm hiểu qua bài viết sau.
Nguyên nhân gây bệnh
Vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) chính là nguyên nhân gây bệnh EHP ở tôm, hay còn được gọi là bệnh chậm lớn. EHP làm tổn thương thành ruột, gây nên tình trạng chậm lớn.
Các con đường lây nhiễm bệnh EHP
Tác hại
EHP ký sinh trong hệ thống cơ quan gan tụy tôm, ngăn cản sự hấp thụ chất dinh dưỡng khiến tôm không tăng trọng tốt theo đúng độ tuổi.
Thời gian dài, gây cho tôm chậm lớn, giảm sức đề kháng, tăng tính mẫn cảm với một số bệnh như: Đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp tính, phân trắng,…dẫn đến tỷ lệ chết có thể lên đến 100% trong khoảng thời gian ngắn.
Cách nhận biết tôm bị bệnh EHP
Phát hiện vi bào tử trùng EHP thông qua kính hiển vi hiện đại hoặc phương pháp sinh học phân tử hiện đại như PCR
Nếu không có phương tiện hoặc các dịch vụ phòng lab tại địa phương bà con có thể đánh giá cảm quan qua các biểu hiện sau:
- Sau 20 – 30 ngày tuổi, quan sát thấy tôm rất chậm lớn, kích cở tôm không đồng đều, tôm bị còi, tăng trưởng chậm, chỉ đạt từ khoảng 10 – 40% so với tôm ở các ao không nhiễm bệnh.
Nguồn ảnh: Internet
- Tôm chậm lột xác và lớn không đáng kể sau mỗi lần lột xác.
- Màu sắc tôm có thể chuyển sang trắng đục hay màu sữa
- Tôm có hiện tượng mềm vỏ, giảm ăn, rỗng ruột, phân đứt khúc, đốt ruột cuối bị trống, bị đục cơ, có nhiều đốm trắng đục trên cơ thể tôm.
- Tôm có hiện tượng ruột xoắn như lò xo, ruột tôm không chặt chẽ.
- Tôm có sức đề kháng và khả năng chống chịu stress rất kém
- Tôm chết rải rác
Giải pháp phòng bệnh EHP
- Chọn con giống từ những công ty hoặc các trại sản xuất giống có uy tín và chất lượng tốt. Con giống sạch bệnh, không nhiễm EHP – xét nghiệp PCR
- Diệt khuẩn các trang thiết bị, dụng cụ trước khi sử dụng
Nguồn ảnh: 8 loại vật tư thiết yếu trong nuôi tôm cần có sẵn
- Nên có ao lắng, xử lý diệt khuẩn tốt nguồn nước ở ao lắng trước khi cấp nước vào ao nuôi. Ao lắng giúp bà con chủ động nguồn nước sạch vào ao nuôi.
- Cải tạo ao thật kỹ lưỡng:
- Ao đất: Sên, vét bùn đáy ao, xử lý bằng vôi kết hợp phơi khô đáy ao ít nhất 7 – 10 ngày để diệt mầm bệnh. Sau đó rửa ao, xử lý bằng chlorine 30 ppm (30kg/1000m3), diệt khuẩn kỹ trước khi cấp nước và gây màu
- Ao lót bạt: Chà, rửa sạch bạt, phơi nắng, xử lý bằng vôi để loại bỏ vi bào tử trùng. Sau đó rửa ao, xử lý bằng chlorine 30 ppm (30kg/1000m3), diệt khuẩn kỹ trước khi cấp nước và gây màu
-
- Nếu ao đã có tôm nhiễm bệnh EHP ở vụ trước thì càng phải tiến hành các bước này kỹ, sát trùng, diệt khuẩn và lặp lại các bước từ 2 – 3 lần mới tiến hành thả nuôi vụ mới.
- Trong quá trình nuôi thường xuyên quan sát, kiểm tra tôm, kiểm tra các chỉ tiêu môi trường nước: pH, nhiệt độ, độ kiềm, oxy hòa tan,,..
- Thường xuyên xi – phông đáy ao (nếu có điều kiện) tạo môi trường sạch cho tôm phát triển, hạn chế mầm bệnh
- Định kỳ bổ sung vitamin C, Aqua-Beta Garlic, men tiêu hóa, Nova-Bacci vào thức ăn để tăng sức đề kháng, hỗ trợ tốt hệ tiêu hóa,…
- Trong quá trình nuôi định kỳ sử dụng chế phẩm vi sinh EM1, men vi sinh xử lý đáy ao cải thiện chất lượng nước xử lý chất hữu cơ, thức ăn thừa, tăng cường vi sinh có lợi, hạn chế mầm bệnh.
Khi ao tôm nhiễm EHP bà con cần xem xét tiến hành thu hoạch ngay để cải thiện kinh tế hoặc trường hợp xấu nhất cần tiêu hủy đàn tôm và cải tạo ao thật kỹ để thả vụ nuôi tiếp theo.
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho người nuôi ứng dụng vào mùa vụ một cách tốt nhất. Hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo!
Tin Cậy kính chúc quý bà con có những vụ nuôi thành công!
Tác giả: Nguyễn Hiền
Mọi thắc mắc “Giải pháp khắc phục tình trạng tôm chậm lớn do EHP”,vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 701 278 – 0933 015 035 – 0902 671 281
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ