Cách Xử Lý Khí Độc Trong Hồ Câu Cá Giải Trí
Tin Cậy nhận được cuộc gọi của Anh Hưng có hồ câu cá giải trí ở Bình Quới. Anh cho biết hiện tại hồ câu của Anh đang gặp tình trạng hồ dơ, cá chết rải rác mỗi ngày, cá không xuống đáy, cá không ăn mồi của khách đi câu, dẫn đến lượng khách đến hồ câu gần đây cũng giảm. Anh không hiểu nguyên nhân tại sao hồ gặp tình trạng như vậy và cũng đang rất lo lắng. Anh nhờ công ty có thể cử người đến kiểm tra tình trạng ao nuôi của Anh để tìm hiểu nguyên nhân, tư vấn cho Anh biện pháp xử lý kịp thời. Trưa ngày hôm sau công ty đã nhanh chóng cử nhân viên đến kiểm tra tình trạng, đo các chỉ tiêu chất lượng nước trong hồ câu của Anh.
Anh có một hồ câu với diện tích 1000m2, độ sâu 1.2m, thả cá chim, cá chép, cá tra,…. cho khách câu giải trí. Qua tìm hiểu, dạo gần đây vào mỗi buổi sáng cá trong hồ của Anh thường nổi đầu không xuống đáy và chết rải rác. Quan sát ban đầu, hồ của Anh nước có màu xanh rất đậm, có nhiều váng xanh, nhiều bột khí không tan nổi trên mặt nước, đó là hiện tưởng do tảo tàn nhiều hình thành.
Sau khi trao đổi thông tin với Anh Hưng và quan sát tổng quan về hô câu. Chúng tôi tiến hành đo các chỉ tiêu chất lượng nước để xác định thêm nguyên nhân và đưa ra cách xử lý kịp thời cho Anh Hưng.
Sau khi đo các chỉ tiêu chất lượng nước: pH, O2, NH3, NO2,… xác định được hàm lượng khí độc NH3: 0.03 mg/l; khí độc NO2: 0.5mg/l.
Đo kiểm tra khí độc NH3, NO2 tại hồ câu của Anh Hưng
Từ kết quả đo các chỉ tiêu chất lượng nước và quan sát tổng quan đã xác định nguyên nhân làm cho cá trong hồ câu của Anh chết rải rác là do tảo trong ao phát triển dày đặc ban đêm tảo sẽ cạnh tranh oxy với cá làm cá thiếu oxy vào ban đêm. Đồng thời tảo đang trong giai đoạn tảo tàn sẽ tiết ra chất nhờn và nhiều độc tố hòa vào nước làm suy giảm chất lượng nước, chất nhờn của tảo khi bám vào mang cá sẽ làm tắc nghẽn đường hô hấp của cá. Xác tảo tích tụ đáy ao làm hồ câu bùng phát khí độc NH3, NO2, H2S nằm ở mức nguy hiểm gây hại cho cá làm cá nổi đầu và không xuống đáy, chết rải rác vào sáng sớm hoặc chiều tối.
Đã xác định được nguyên nhân, chúng tôi hướng dẫn cho Anh Hưng cách xử lý:
- Tiến hành thay nước 30% vào lúc chiều mát (thay nước 3 lần/tuần) (do hồ Anh có điều kiện thay nước).
- Chiều hôm đó tiến hành tạt 300ml Nova Yucca Plus hòa với khoảng 30 lít nước tạt đều khắp mặt hồ 1200m3 của Anh Hưng. Công dụng của Nova Yucca Plus hấp thụ nhanh khí độc trong nguồn nước, giúp cấp cứu kịp thời cá nổi đầu do khí độc NH3, NO2. Lưu ý: Nên sử dụng lúc trời mát để tăng hiệu quả sử dụng và không nên sử dụng ban đêm tránh làm sốc cá).
Tham khảo chi tiết sản phẩm: Chế phẩm hấp thu khí độc Nova-Yucca Plus
- Dùng vợt vớt hết mức phần xác tảo nổi trên mặt nước
- Chạy quạt nước công suất lớn vào buổi tổi để tăng cường hàm lượng oxy cho cá. Hoặc nếu không có quạt nước thể dùng Nova Oxygen: 1 – 1.5kg/1000m3 giúp cung cấp tức thời hàm lượng oxy hòa tan trong nước, đặc biệt ở đáy ao trong vòng 10 phút và kéo dài sự cung cấp oxy liên tục sau 10-18 giờ.
- Sáng hôm sau đánh 2 lít chế phẩm vi sinh EM Aqua gốc giúp xử lý phân hủy phần xác tảo + 300g men chuyên xử lý khí độc NH3 (BIO-TC3) + 300g men vi sinh chuyên xử lý khí độc NO2 (BIO-TC8) sử dụng cho hồ 1200m3 hòa tan các chế phẩm với nước rồi tạt đều khắp hồ vào lúc 9 – 10h sáng. Trước khi tạt vi sinh chạy quạt nước trước 30 phút tăng cường hàm lượng oxy cho hồ tăng hiệu quả xử lý.
Tham khảo chi tiết sản phẩm:
- Bên cạnh đó, chúng tôi có hướng dẫn cho Anh Hưng cách ủ tăng sinh chế phẩm vi sinh EM Aqua và men vi sinh chuyên xử lý khí độc NH3, men vi sinh chuyên xử lý khí độc NO2 để Anh có thể sử dụng men thứ cấp đã ủ xử lý cho hồ câu tiết kiệm chi phí.
Công thức ủ tăng sinh chế phẩm vi sinh EM Aqua (ủ hiếu khí):
1 lít EM Aqua + 1 lít mật rỉ đường + 150ml nước mắm (ủ từ cá) + thêm nước sạch đủ 30 lít → 30 lít EM2 (sục khí liên tục 18-24h lên men sử dụng được ngay)
Liều sử dụng: 5 – 10 lít EM2 (EM thứ cấp)/1000m3 (tùy vào điều kiện ao có thể tăng hoặc giảm liều lượng để tăng hiệu quả xử lý)
Công thức ủ tăng sinh men vi sinh chuyên xử lý khí độc NH3
2kg rỉ đường + 250g men vi sinh chuyên xử lý khí độc NH3 cho vào thùng sạch, cho thêm nước sạch cho đủ 30 lít à sục khí trong vòng 3h là sử dụng được
Liều sử dụng: 5 – 10 lít EM thứ cấp/1000m3 (Liều lượng có thể điều chỉnh tăng giảm phù hợp với điều kiện ao nuôi, tăng hiệu quả xử lý)
Công thức ủ tăng sinh men vi sinh chuyên xử lý khí độc NO2
2kg rỉ đường + 250g men vi sinh chuyên xử lý khí độc NO2 cho vào thùng sạch, cho thêm nước sạch cho đủ 30 lít à sục khí trong vòng 3h là sử dụng được
Liều sử dụng: 5 – 10 lít EM thứ cấp/1000m3 (Liều lượng có thể điều chỉnh tăng giảm phù hợp với điều kiện ao nuôi, tăng hiệu quả xử lý)
- Các ngày tiếp theo hòa chế phẩm EM Aqua thứ cấp đã ủ vào nước tạt đều khắp mặt hồ tạt liên tục 4 – 5 ngày buổi sáng 9-10h cho đến khi chất lượng nước trở nên tốt hơn, phần xác tảo trong hồ được xử lý, hồ trở nên sạch hơn.
(Nếu bà con ủ không EM Aqua ra thứ cấp có thể dùng trực tiếp 1-3 lít EM Aqua gốc + 1-3kg mật rỉ đường hòa tan tạt đều khắp hồ)
- Đồng thời trong thời gian này test kiểm tra các chỉ tiêu nước đặc biệt chỉ tiêu khí độc NH3, NO2 tạt thêm men thứ cấp đã ủ từ 2 chế phẩm chuyên xử lý 2 loại khí độc này cho đến khi khí độc được kiểm soát.
Đây là kết quả sau một thời gian xử lý hồ câu cá của Anh Hưng, hồ của Anh chất lượng nước đã trở nên tốt hơn, hồ trong hơn, xác tảo cũng đã được xử lý, khí độc trong ao cũng giảm về mức an toàn.
Để hạn chế sự phát sinh khí độc, kiểm soát chất lượng nước trong hồ tốt hơn, cần bổ sung chế phẩm vi sinh EM Aqua định kỳ 5 – 10 lít EM thứ cấp/1000m3 để giúp bổ sung các vi sinh có lợi, lấn ác các vi khuẩn gây hại, đồng thời giúp phân hủy chất hữu cơ, thức ăn dư thừa, xác tảo tồn đọng trong ao nuôi.
Lưu ý: khi bà con phát hiện hồ câu của mình có chất lượng nước kém, nước trở nên xanh đậm, tảo phát triển dày đặc, bà con nên dùng chế phẩm vi sinh để cắt tảo – kiểm soát tảo kịp thời an toàn và hiệu quả tránh những phát sinh gây ra những thiệt hại về sau. Bà con có thể tham khảo cách xử lý kiểm soát tảo trong hồ câu cá giải trí an toàn và hiệu quả qua bài viết sau: Cách xử lý tảo trong hồ câu cá giải trí
Hy vọng những chia sẻ trên đây giúp bà con có giải pháp xử lý gấp, kịp thời trước những vấn đề xấu xảy ra cho hồ câu cá giải trí của mình, hạn chế thiệt hạn đến mức thấp nhất. Hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo.
Tin Cậy kính chúc quý khách thành công!!!
Tác giả: Nguyễn Hiền
Mọi thắc mắc về “Cách xử lý khí độc trong hồ câu cá giải trí” vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy
Facebook: Thủy Sản Tin Cậy | Tin Cậy Group