5 Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Lột Xác Của Tôm Thẻ

Mỗi loài động vật sẽ có những cách khác nhau để sống và trưởng thành, thuộc đặc thù loài. Trong đó các loài giáp xác như tôm, cua, đặc điểm của chúng là phải lột xác qua các thời kỳ để duy trì sự sống. Tôm lớn lên bằng cách lột vỏ, hình thành một lớp vỏ mới bên dưới lớp vỏ cũ, khoáng chất từ lớp vỏ cũ sẽ được hấp thu để “tiết kiệm”, giúp lớp vỏ mới nhanh cứng cáp, khi đó lớp vỏ cũ mềm đi và bị thải bỏ như một cái áo cũ đã chật.

Vỏ tôm sau khi lột - 5 Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động lột xác của tôm thẻ (Nguồn ảnh: Internet)
Vỏ tôm sau khi lột – 5 Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động lột xác của tôm thẻ (Nguồn ảnh: Internet)

Quá trình lột xác này bị ảnh hưởng từ nhiều yếu tố: môi trường, thức ăn, khoáng chất, dịch bệnh,… và câu hỏi “làm sao để kích tôm lột đồng loạt” cũng là vấn đề bà con thường quan tâm. Trong bài viết hôm nay, Tin Cậy sẽ làm rõ nhưng yếu tố này là gì và ảnh hưởng ra sao nhé.

Đặc điểm của vỏ tôm và sự thay đổi sinh hóa khi lột xác

Vỏ tôm (vỏ cu-tin) là bộ xương ngoài, là tấm áo giáp để bảo vệ lớp cơ thịt mềm mại và ngon ngọt bên trong, nó còn giúp cố định hình dạng cho tôm, đồng thời bảo vệ tôm khỏi động vật ăn thịt và sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh. Thành phần chính của lớp vỏ cu-tin của tôm là CaCO3, khoáng, chitin. Cụ thể, khoáng chiếm 55% là khoáng vô cơ (phần lớn là Mg, Ca, K, P,… 45% còn lại là các thành phần khác. Trên lớp vỏ còn có hệ thống cảm giác giúp tôm phát hiện sự thay đổi của môi trường và có thể điều chỉnh theo.

Lớp vỏ là lớp áo giáp để bảo vệ tôm - 5 Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động lột xác của tôm thẻ (Nguồn ảnh: công ty Tin Cậy)
Lớp vỏ là lớp áo giáp để bảo vệ tôm – 5 Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động lột xác của tôm thẻ (Nguồn ảnh: công ty Tin Cậy)

Thông thường tôm sẽ không lột vỏ đồng loạt vào cùng một thời điểm, tùy sức khỏe của mỗi cá thể. Tôm chỉ lột vỏ khi hội đủ các yếu tố “thiên thời địa lợi nhân hòa”, tức là pH thích hợp, đủ khoáng, đủ oxy, nhiệt độ 28oC, môi trường không có khí độc,… nếu không chúng sẽ đợi đến khi thích hợp hơn, vì bức lột chúng sẽ chết.

Sau khi tôm lột, để ý kỹ, bà con sẽ thấy vỏ lột và bọt bong bóng nổi tấp mé bờ. Còn lại đa số là vỏ sẽ chìm xuống đáy, xử lý lớp vỏ này bằng cách xi phông đáy hoặc dùng men vi sinh để phân hủy. Sau khi lột, ngoài lớp vỏ cu-tin mỏng, trong, chưa cứng cáp thì bên trong cơ thể máu tôm cũng sẽ loãng hơn, số lượng tế bào bạch cầu cũng giảm thấp hơn bình thường. Điều này làm hệ miễn dịch suy giảm, tôm yếu, ít hoạt động, không bắt mồi, phải đợi đến 24 tiếng sau mới hồi phục hoàn toàn và ăn mạnh trở lại.

Vỏ tôm và bọt bong bóng trôi trên mặt nước - 5 Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động lột xác của tôm thẻ (Nguồn ảnh: công ty Tin Cậy)
Vỏ tôm và bọt bong bóng trôi trên mặt nước – 5 Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động lột xác của tôm thẻ (Nguồn ảnh: công ty Tin Cậy)

Số lần lột xác trong vòng đời của tôm thẻ

Ngày nuôi Tần suất lột xác (ngày)
1-7 1 ngày/lần
8-15 2 ngày/lần
16-30 3 ngày/lần
31-45 7 ngày/lần
46-60 8 ngày/lần
61-90 9 ngày/lần
(Nguồn bảng số liệu: http://vinhthinhbiostadt.com)

Thời gian đầu tôm còn nhỏ thì tần suất lột nhiều hơn, mỗi ngày hoặc 2 ngày 1 lần. Càng lớn thì thời gian tôm lột vỏ càng kéo dài ra. Đối với tôm trên 90 ngày tuổi, mất tầm 2 tuần thì tôm mới lột 1 lần.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động lột xác của tôm thẻ

Để kích thích hoạt động lột xác của tôm thẻ diễn ra đồng loạt, bà con cần hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chu kỳ lột xác của tôm, từ đó có sự chuẩn bị trước, cho ăn ra sao, tạt khoáng thế nào, xử nước sao cho chuẩn, … Các yếu tố đó cụ thể là:

1.Yếu tố dinh dưỡng:

Tôm thiếu dinh dưỡng sẽ không đủ chất để làm lớp vỏ hoàn chỉnh, nên không thể nứt để lột xác như bình thường được. Vì vậy cần bổ sung dinh dưỡng cho tôm đầy đủ, thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm 30 – 45%, bổ sung đạm dinh dưỡng từ trùn quế, vitamin, khoáng ăn, men tiêu hóa, chất kích thích miễn dịch (beta glucan, tỏi chẳng hạn),… Có như vậy tôm mới phát triển khỏe mạnh, đủ năng lượng để bức phá.

5 Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động lột xác của tôm thẻ
5 Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động lột xác của tôm thẻ

Tham khảo chi tiết sản phẩm:

2.Quản lý thức ăn

cho tôm ăn theo liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất, khi chuyển đổi cỡ thức ăn thì phải trộn 2 loại cũ và mới  để những con tôm yếu vẫn có thể bắt mồi được. Thăm nhá để kịp thời điều chỉnh thức ăn, nếu tôm ăn hết thì cữ sau tăng 5-10%, tôm ăn thừa thì cữ sau giảm 30%. Khi tôm giảm ăn thì đã có vấn đề xuất hiện, bà con cần kiểm tra chỉ tiêu nước, giở nhá để kiểm tra ruột, gan tụy, màu sắc tôm. Xác định nguyên nhân và giải quyết ngay để cứu ao tôm của mình.

Thường xuyên kiểm tra nhá tôm sau 2 tiếng cho ăn - 5 Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động lột xác của tôm thẻ (Nguồn ảnh: công ty Tin Cậy)
Thường xuyên kiểm tra nhá tôm sau 2 tiếng cho ăn – 5 Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động lột xác của tôm thẻ (Nguồn ảnh: công ty Tin Cậy)

3.Bổ sung khoáng chất:

Tôm thường lột xác vào ban đêm từ 22h khuya đến 2h sáng hôm sau, vì vậy trước khi tôm lột cần bổ sung khoáng vào thức ăn, đồng thời 20h tối phải tạt khoáng vào nước. Bổ sung khoáng Azomite, Premix, Nova- calphos, Nova-Colorant giúp tôm chắc vỏ,… Nhờ lượng khoáng dồi dào này tôm mới có đủ khoáng chất để nhanh làm cứng lớp vỏ mới. 

Khoáng Azomite có thành phần là 67 nguyên tố khoáng đa, vi lượng - 5 Yếu tổ ảnh hưởng đến hoạt động lột xác của tôm thẻ (Nguồn ảnh: công ty Tin Cậy)
Khoáng Azomite có thành phần là 67 nguyên tố khoáng đa, vi lượng – 5 Yếu tổ ảnh hưởng đến hoạt động lột xác của tôm thẻ (Nguồn ảnh: công ty Tin Cậy)

Tham khảo chi tiết sản phẩm: Khoáng bổ sung ao nuôi Azomite

Tôm cần khoảng 23 loại khoáng chất, trong đó khoáng đa lượng gồm Ca, Mg, K, P, Na, khoáng vi lượng gồm Fe, Mn, Cu, I, Co, Cr, Se, … Đảm bảo tỷ lệ Mg:Ca:K:Na là 1:4:1:1. Thí dụ ở ao có độ mặn 10‰ thì phải duy trì hàm lượng khoáng Mg: 450 – 550 mg/l, Ca: 150 – 180 mg/l, K: 130 – 190 mg/l. Đây là tỷ lệ chuẩn, tương đương với tỷ lệ khoáng trong nước biển.

Các khoáng chất cần thiết cho hoạt động lột xác của tôm thẻ (Nguồn ảnh: Internet)
Các khoáng chất cần thiết cho hoạt động lột xác của tôm thẻ (Nguồn ảnh: Internet)

4.Môi trường nuôi:

các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự lột xác của tôm bao gồm pH, kiềm, độ mặn, oxy, tảo, khí độc, đặc biệt là H2S, cụ thể như sau:

  • pH là yếu tố rất quan trọng, mức thích hợp rơi vào khoảng 7.5 – 8.3. Một trận mưa rào cũng sẽ ảnh hưởng đến tôm lột, vì nước mưa có pH thấp làm tôm lột vỏ, đồng thời mưa còn gây ra tình trạng thiếu oxy, khí độc tăng, nước mạnh và thiếu khoáng. Bà con phải tạt vôi để nâng pH, tôm lột vỏ trong điều kiện bất lợi như trên sẽ rất dễ rớt.
  • Độ kiềm ảnh hưởng bởi lượng khoáng trong nước. Trong thời gian lột vỏ, tôm cần rất nhiều khoáng nên cần duy trì độ kiềm từ 120 mg CaCO3/l trở lên bằng cách sử dụng vôi CaCO3hoặc Dolomite và bổ sung khoáng 3 – 5 ngày/lần vào ban đêm giúp tôm nhanh cứng vỏ và lột xác đồng loạt.
  • Độ mặn cũng là yếu tố cần lưu ý, nước có độ mặn cao thì hàm lượng khoáng sẽ cao hơn, nước càng ngọt thì khoáng càng ít. Do đó, bà con căn cứ vào độ mặn để cân đo đong đếm lượng khoáng cung cấp sao cho phù hợp, không lãng phí cũng không thiếu hụt.
  • Oxy hòa tan, trong điều kiện bình thường, oxy hòa tan phải đạt >=4mg/l. Trong thời gian tôm lột thì cần lượng oxy nhiều hơn như thế, duy trì ở mức 5 – 6 mg/l là điều tối quan trọng. Khi tôm có dấu hiệu lột xác là bà con phải cho quạt chạy công xuất lớn nhất, đồng thời bổ sung oxygen nếu cần thiết.
  • Tảo. Một đợt tảo tàn có thể xảy ra khi một loại khoáng mà phiêu sinh vật cần vào ban ngày bị tôm sử dụng hết cho quá trình lột xác vào ban đêm. Trong ngày đầu tiên sau lột xác, bà con sẽ thấy có sự thay đổi nhẹ về pH, ngày thứ 2 màu nước sẽ nhạt hơn, và ngày thứ 3 pH tiếp tục giảm, màu nước đậm hơn, có nhiều bong bóng trên mặt nước và pH tiếp tục giảm vào các ngày sau đó. Bà con phải kiểm tra pH, kiềm, khoáng để kịp thời điều chỉnh, tránh hiện tượng tảo tàn xảy ra.
  • Tôm thường tìm nơi khuất, ấm áp để lột xác. Nơi đó thường ở đâu? Đáy ao. Đáy ao thường có gì? H2S – sát thủ thầm lặng. Tôm đang yếu mà bị ngộ độc H2S thì khả năng cao là rớt. Do đó bà con phải dùng vi sinh EM Aqua kết hợp với vi sinh xử lý đáy Bio-TC7 để làm sạch nước, phân hủy thức ăn thừa, phân hủy chất thải, ngăn sự hình thành khí độc, tăng oxy trong nước và ổn định môi trường.

 

EM Aqua kết hợp với vi sinh xử lý đáy Bio-TC7 (Nguồn ảnh: công ty Tin Cậy)
EM Aqua kết hợp với vi sinh xử lý đáy Bio-TC7 (Nguồn ảnh: công ty Tin Cậy)

Tham khảo chi tiết sản phẩm

5. Dịch bệnh

Nếu tôm bị mắc các bệnh như nấm mang, đóng rong, tôm còi,… cũng khiến cho tôm khó lột vỏ, lột vỏ không hết (dính lại cục thịt ở đuôi). Để phòng bệnh thì phải xử lý nước tốt, ổn định tảo, bổ sung khoáng đầy đủ.

Đảm bảo chất lượng nước ao tốt để ngừa bệnh cho tôm(Nguồn ảnh: công ty Tin Cậy)
Đảm bảo chất lượng nước ao tốt để ngừa bệnh cho tôm(Nguồn ảnh: công ty Tin Cậy)

Ngoài ra, trong quá trình tôm lột vỏ, bà con cần thường xuyên theo dõi để phát hiện ra các dấu hiệu bất thường như lột xác đồng loạt do tổn thương cơ thể, sinh vật bám ngoài vỏ, tôm óp, bỏ ăn nhiều. Khi gặp tình huống này, bà con cần làm lại nước, bao gồm thay nước, diệt khuẩn bằng Iodine, Virkon, sau đó dùng vi sinh EM Aqua xử lý nước, gây lại tảo, bổ sung men tiêu hóa, khoáng đa vi lượng, vitamin thiết yếu vào thức ăn cho tôm.

Tin Cậy xin hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ sau. Cảm ơn bà con đã quan tâm theo dõi.

Tin Cậy kính chúc quý bà con có những vụ nuôi thành công!!!

Tác giả: Trinh Nguyễn

Mọi thắc mắc về “5 Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động lột xác của tôm thẻ” vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy

Facebook: Thủy Sản Tin CậyTin Cậy Group

Contact Me on Zalo