NO2 Phát Sinh Trong Ao Nuôi Tôm Và Biện Pháp Hạn Chế
Trong quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao, một trong những vấn đề gây khó khăn hàng đầu cho người nuôi tôm là việc phát sinh khí độc NH3 và NO2 trong quá trình nuôi gây độc và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của tôm và có thể gây chết tôm hàng loạt. Qua bài viết này mời quý bà con cùng Tin Cậy tìm hiểu tại sao NH3 và NO2 lại xuất hiện trong ao tôm và cách khắc phục chúng.
Nguyên nhân bùng phát khí độc NO2:
Khác với nuôi tôm sú ( mật độ từ 30-40 con/m2) thì với tôm thẻ chân trắng bà con thường nuôi với mật độ cao gấp 2 có thể là 3 lần so với tôm sú. Nên vấn đề quản lý chất lượng nước là hết sức quan trọng, không nên để khí độc tồn tại trong ao sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến tôm nuôi. Với việc nuôi mật độ cao thì có rất nhiều nguyên nhân khiến ao nuôi bị phát sinh khí độc NO2 như:
- Nuôi với mật độ cao đồng thời lượng thức ăn cho tôm ăn cũng sẽ nhiều đồng nghĩa với việc thức ăn dư thừa là không tránh khỏi. Lượng thức ăn dư thừa này là nguyên nhân tạo ra khí độc NH3 và NO2 trong ao nuôi.
- Tôm nuôi đến cuối vụ thường phát sinh vấn đề khí độc NO2 vì mùn bã hữu cơ, thức ăn dư thừa. phân tôm sau thời gian dài tôm phát triển sẽ lắng tụ xuống đáy ao và gây phát sinh khí NO2 trong ao.
- Thời tiết cũng làm ảnh hưởng đến tôm: Mưa nhiều gây giảm pH làm độc tính của NO2 tăng cao hơn, hay mưa làm phần tầng mặt nước làm cản trở oxy hòa tan vào nước khiến cho tôm bị ngạc khí độc làm tôm nổi đầu.
Chạy sục khí để luôn đảm bao lượng Oxy hòa tan trong ao
Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản
- Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên xử lý nước
- Men vi sinh xử lý khí độc NO2 (Bio-TC8)
- Men vi sinh xử lý khí độc NH4/NH3 (Bio-TC3)
- Men vi sinh xử lý đáy ao nuôi (Bio-TC7)
- Men vi sinh xử lý phèn (Bio-TC5)
- Chế phẩm sinh học EM1 (Em gốc) dùng cho thủy sản
- Chế phẩm xử ký khí độc cho ao nuôi (Bio-TC4)
- Men tiêu hóa dạng bột cho thủy sản
Tác hại của NO2 đối với tôm nuôi:
- Đối với tôm sú thường tập trung tại khu vực đáy ao nên rất dễ bị ảnh hưởng từ khí độc. Tôm yếu, giảm ăn hoặc bỏ ăn. Dễ nhiễm bệnh hoặc thậm chí chết do khí độc NO2.
- Đối với tôm thẻ, chúng thường hoạt động trong tầng nước nên cũng ít bị ảnh hưởng. Tuy nhiên khi tôm thẻ lột xác hoặc quá trình tìm thức ăn chúng cũng sẽ tiếp xúc với đáy ao và bị ảnh hưởng của khí độc làm suy yếu.
- Khi tôm yếu hoặc nhiễm bệnh mà trong ao tồn tại khí độc NO2 thì sẽ khiến tôm ngạt thở, nổi đầu và kéo thành đàn trên mặt nước, tấp mé, bỏ ăn, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ dễ gây tôm nhiễm bệnh và chết hàng loạt.
→ Tham khảo sản phẩm: Chế phẩm hấp thu khí độc Yucca – Cấp cứu cho ao nuôi
Quá trình nitrat hóa trong ao nuôi tôm
Quá trình Nitrate hóa là quá trình sinh học mà ở đó vi khuẩn nitrate hóa sẽ oxi hóa amonia ( gây độc cho tôm) thành dạng nitrate ( không độc cho tôm) thông qua sự hình thành Nitrit ( gây độc cho tôm) trong điều kiện có Oxy hòa tan.
Quá trình này gồm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Amoni ( NH3) biến đổi thành Nitrit (NO2–) ( Gây độc cho tôm)
- Giai đoạn 2 : Nitrit ( NO2–) biến đổi thành Nitrate (NO3–) ( Không độc)
Giai đoạn thứ nhất: nhóm vi khuẩn nitrit như Nitrosomonas spp và Nitrosococcus spp đóng vai trò chủ yếu trong quá trình chuyển hóa NH3 thành NO2–
Giai đoạn thứ 2: nhóm vi khuẩn nitrat hóa như Nitrobacter spp và Nitrospira spp là những nhân tố đóng vai trò chính trong việc giúp chuyển hóa NO2– có độc thành NO3– không độc
Tuy nhiên hạn chế lớn nhất của quá trình này là nhóm vi khuẩn Nitrat hóa có tốc độ phát triển rất chậm, vì thế bà con cần bổ sung thường xuyên vi sinh có gốc vi khuẩn nitrat hóa để cho quá trình chuyển hóa khí độc NH3, NO2– thành dạng NO3– không độc được diễn ra đều đặn và đảm bảo ao nuôi của bà con luôn trong tình trạng ổn định.
Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản
- Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên xử lý nước
- Men vi sinh xử lý khí độc NO2 (Bio-TC8)
- Men vi sinh xử lý khí độc NH4/NH3 (Bio-TC3)
- Men vi sinh xử lý đáy ao nuôi (Bio-TC7)
- Men vi sinh xử lý phèn (Bio-TC5)
- Chế phẩm sinh học EM1 (Em gốc) dùng cho thủy sản
- Chế phẩm xử ký khí độc cho ao nuôi (Bio-TC4)
- Men tiêu hóa dạng bột cho thủy sản
Biện pháp phòng ngừa NO2 trong ao nuôi
- Cải tạo ao nuôi trước khi vào vụ mới: loại bỏ bùn và cặn bẩn, diệt tạp và vệ sinh sạch ao
- Sử dụng các sản phẩm vi sinh định kỳ có các dòng vi khuẩn nitrosomonas spp, notrobacter spp để giúp thúc đẩy tốt cho chu trình chuyển hóa khí độc từ dạng độc sang dạng không độc.
- Sử dụng Yucca định kỳ để giảm lượng khí độc NH3, giảm NH3 đồng thời sẽ giảm NO2 trong ao nuôi
- Duy trì ổn định hàm lượng oxy trong ao, và quản lý mật độ tảo tránh trường hợp tảo bùng phát làm giảm oxy và phát sinh khí độc trong ao
- Nuôi với mật độ hợp lý và quản lý lượng thức ăn tránh trường hợp dư thừa thức ăn gây tồn đọng và phát sinh khí độc
Tác giả: Lâm Hiệp
Tin Cậy kính chúc bà con có những vụ nuôi thành công!!
Mọi thắc mắc về “NO2 phát sinh trong ao nuôi tôm và biện pháp hạn chế”, xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc,P. Hiệp Bình Phước, Tp.Thủ Đức, Tp.HCM
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincay@tincay.com; tincaygroup@gmail.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Facebook: Thủy Sản Tin Cậy