Ngoại Kí Sinh Trùng Trên Tôm
Bà con không còn xa lạ gì với từ khóa “ngoại kí sinh trùng”, vậy ngoại kí sinh trùng là gì? Ngoại kí sinh trùng ảnh hưởng như thế nào đến tôm và cách phòng ngừa? Dấu diệu nhận biết ngoại kí sinh trùng bằng mắt? Đó là những vấn đề sẽ được chia sẽ trong bài viết dưới đây của Thuyền.
1. Cách hiểu về ngoại kí sinh trùng
Bản chất của ngoại kí sinh trùng là nhóm vi sinh vật sống kí sinh bên ngoài, chúng bám vào vỏ tôm để kí sinh, riêng đối với ngoại kí sinh trùng trên tôm là một loài gây hại. Biểu hiện của ngoại kí sinh trùng trên tôm là những vệt khuẩn màu vàng tại các vị trí miệng, hốc mắt, ngực, cạnh vỏ, phần vỏ bên dưới gần đuôi tôm.
Tại những vị trí này có độ nhám hoặc lông mao nơi mà kí sinh trùng dễ dàng bám lên được. Bà con thường nhầm lẫn ngoại kí sinh với khuẩn vàng trên tôm. Bên dưới là một số hình ảnh về ngoại kí sinh trùng trên tôm ở một ao tròn nổi tại Long An.
Khi tôm khỏe, ngoại kí sinh thường không đủ sức gây hại, tôm bị nhiễm ngoại kí sinh thường ăn yếu và một số bệnh đường ruột do suy giảm đề kháng, kém hấp thu. Vào những thời điểm tôm yếu như lúc tôm lột, nếu điều kiện nước ao không tốt, lúc này ngoại kí sinh trùng sẽ làm tôm suy giảm đề kháng nghim trọng, bám quanh vùng miệng và hốc mắt làm cho tôm yếu và chết, RỚT CỤC THỊT. Ngoại kí sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây rớt cục thịt nghim trọng hơn cả NO2.
2. Điều trị ngoại kí sinh trùng
Vi khuẩn hay kí sinh trùng luôn có sẵn trong ao ở một mật độ nhất định. Khi chưa phát bệnh trên tôm thì nó đang ở ngưỡng an toàn, khi bạn thấy biểu hiện trên tôm rồi có nghĩa là nó đang chiếm ưu thế. Cách phòng trị như thế nào?
- Đối với ao lắng và và ao sẵn sàng, diệt khuẩn kĩ từng công đoạn, lựa chọn những loại thuốc diệt khuẩn phổ rộng để tăng hiệu quả diệt khuẩn: Chlorine, BKC, TCCA, Phèn xanh (Đồng sunfate),….
- Chuẩn bị ao cần vệ sinh, phơi ao, ngâm ao kĩ, để giảm mật độ khuẩn có hại ngay từ đầu. Nhất là những ao trước đó đã nhiễm bệnh về vi khuẩn và kí sinh trùng. Cần phơi ao lâu hơn, cho nước vào diệt khuẩn bằng cách tăng pH lên thật cao ngăm trong 3 – 5 ngày rồi xả ra cấp nước mới, diệt khuẩn lại lần nữa.
Ngâm vôi diệt khuẩn ao nuôi
- Vệ sinh thiết bị bằng hóa chất diệt khuẩn. Dùng Chlorine, BKC, Okay,… để ngâm các ống oxi, rửa thiết bị.
- Dùng men vi sinh hằng ngày để kiểm soát mầm bệnh tốt hơn. Vi sinh, vi khuẩn, kí sinh trùng,…. là một quần xã sinh vật, trong một quần xã chắc chắn có chuỗi thức ăn, trong quá trình cần tranh, duy trì và ổn định của các quần thể sẽ kiềm hãm sự phát triển của từng loài.
https://thuysantincay.com/che-pham-sinh-hoc-em-goc-em1-cho-thuy-san/
- Diệt khuẩn ao định kì khi thấy tôm có dấu diệu yếu, bỏ ăn, nước xấu,…. Phải dựa vào kinh nghiệm đánh giá tôm và nước, và các chỉ số test nước, test khuẩn (nếu có).
- Tôm nhiễm kí sinh trùng rồi làm sao? Thì trị chứ sao.
- Bronopol: Thay nước sẵn sàng, thay được càng nhiều càng tốt, sang ao càng tốt. Bronopol 50 liều 1ppm. Buổi chiều khi trời mát. Chú ý độ kiềm và hàm lượng Canxi Magie trong ao, vôi Canxi hoặc CaCl2 để nâng kiềm. Khuya cấy vi sinh 50L/1000m3.
- Coramin B: Đánh buổi sáng, loại này thì khỏe tôm hôm do ban ngày tôm sẽ khỏe hơn ban đêm. Còn lại sử dụng như Bronopol.
- Đánh liên tục mỗi ngày một nhịp cho đến khi tình trạng kí sinh trùng và rớt cục thịt giảm. Bổ sung mạnh men đường ruột vào thức ăn, hạn chế dùng kháng sinh ăn trong lúc diệt khuẩn.
3. Phòng các bệnh về kí sinh trùng và vi khuẩn như thế nào?
- Diệt khuẩn định kì.
- Dùng những loại vi sinh tốt và mạnh để kiềm hãm sự phát triển của vi sinh vật gây hại.
- Theo dõi tôm thật sát sao, khi có đấu hiệu nhiễm khuẩn hoặc tôm yếu ở một vài con thì nhanh chóng xử lý tránh lây lan đến những con tôm khác. Điều này đòi hỏi kinh nghiệm xem tôm của người nông dân, hoặc liên hệ em Thuyền qua số hotlien để được hỗ trợ.
- Test khuẩn trong nước và trong mẫu tôm định kì.
- Mật độ tôm càng dày thì khả năng bùng phát vi sinh vật gây hại và các bệnh tìm ẩn càng cao, nên có ao sẵn sàng để kịp thời sang ao khi nước xấu.
Kí sinh trùng tuy không khó trị nhưng lại khó nhận ra nếu như bà con chưa từng bị trước đó, hoặc nhầm lẫn với khuẩn vàng trên tôm. Thông thường kí sinh trùng gây ra “rớt cục thịt” trên tôm, bà con chỉ nghĩ ngay đến khí độc NO2, các chỉ số khác của môi trường, càng chữa trị càng tốn kém và tôm càng yếu. Vì vậy, kí sinh trùng cần được nhận biết ngay từ đầu để có hướng điều trị tốt. Chúc bà con có một màu màn bội thu.
Tác giải: Hải Thuyền
Mọi thắc mắc về “Ngoại kí sinh trùng trên tôm”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0933 015 035 – 0902 671 281
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ