Kinh Nghiệm Nuôi Tôm Mùa Lạnh

Có lẽ bà con mình cũng cảm nhận được, thời tiết hiện nay đang bắt đầu se lạnh, nhiệt độ xuống thấp và có chút gì đó của mùa đông đang về. Thời tiết này tuy đem đến sự mát mẻ và thoải mái cho chúng ta nhưng là một nỗi lo đối với những bà con nào đang nuôi tôm hoặc có kế hoạch thả tôm trong mùa này.

Bà con cũng đã biết là tôm là loài động vật biến nhiệt, khoảng nhiệt độ thích hợp cho tôm là 27oC – 32oC, nếu nhiệt độ thay đổi đột ngột, tôm rất dễ rơi vào tình trạng sốc nhiệt và chết. Khi nhiệt độ xuống thấp, tôm sẽ ngừng ăn, chết yểu,… kéo theo đó là tỉ lệ hao hụt rất lớn.

Do đó nếu đã lỡ nuôi hoặc có kế hoạch chuẩn bị thả nuôi rồi nhưng với thời tiết bất lợi như hiện nay thì xin bà con mình cũng nên đừng quá lo lắng vì hôm nay Tin Cậy xin chia sẻ cho bà con những phương pháp và bí quyết để xử lý, làm cho con tôm luôn được khỏe mạnh trong điều kiện thời tiết lạnh như hiện nay.

1. Vấn đề cải tạo ao khi thời tiết lạnh, nhiệt độ thấp:

  • Nếu như bà con đã lên tất cả kế hoạch thả tôm giai đoạn này mà nhiệt độ xuống thấp, không còn cách nào khác mà bắt buộc phải thả thì việc đầu tiên cần chú trọng nhất đó chính là phơi đáy ao lâu hơn những mùa bình thường, do nhiệt độ hiện tại thấp nên thời gian phơi đáy ao nên kéo dài.
Sau khi cải tạo ao kỹ, nên phơi đáy ao kéo dài hơn thời điểm nắng ấm - Kinh nghiệm nuôi tôm mùa lạnh
Sau khi cải tạo ao kỹ, nên phơi đáy ao kéo dài hơn thời điểm nắng ấm – Kinh nghiệm nuôi tôm mùa lạnh
Nguồn ảnh: Ao nuôi tôm Anh Phương, Huyện Bình Chánh, Tp.HCM
  • Một điểm lưu ý nữa là bà con mình không nên cấp nước từ ao lắng vào ao nuôi vào những lúc thời tiết bất lợi nhiệt độ xuống thấp, không được cấp vào những ngày có gió mùa, và nguồn nước cấp phải được xử lý tốt hết tất cả các yếu tố một cách hoàn chỉnh và lắng 4-6 ngày mới được cấp.
Nước cấp phải được xử lý tốt và cấp vào thời điểm nhiệt độ không dưới 20 độ C - Kinh nghiệm nuôi tôm mùa lạnh
Nước cấp phải được xử lý tốt và cấp vào thời điểm nhiệt độ không dưới 20 độ C – Kinh nghiệm nuôi tôm mùa lạnh
Nguồn: Hình ảnh thực tế tại ao nuôi tôm của Anh An, Bà Rịa – Vũng Tàu
  • Ngoài ra, bà con mình nên tạo màu nước tốt cho tôm sinh trưởng và phát triển, đồng thời kết hợp lắp đặt dàn quạt để bổ sung oxy hòa tan cho tôm nuôi, do tôm rất cần oxy để hô hấp trong giai đoạn thời tiết lạnh như hiện nay.

→ Tham khảo chi tiết sản phẩm: Chế phẩm cung cấp Oxy cho ao nuôi – Nova Oxygen

Đảm bảo nguồn oxy cho ao - Kinh nghiệm nuôi tôm mùa lạnh
Đảm bảo nguồn oxy cho ao – Kinh nghiệm nuôi tôm mùa lạnh
Nguồn ảnh: Hình ảnh thực tế tại ao nuôi tôm của Anh Quân, Huyện Bình Đại, Bến Tre

2. Vấn đề thả giống vào thời tiết lạnh và kiểm soát tốt sức khỏe của tôm khi thả:

  • Bà con lưu ý không bao giờ thả giống khi nhiệt độ nước giảm thấp dưới 20oC, khi nhiệt độ trên 25oC là tốt nhất để thả và mùa lạnh thì thời điểm thả giống tốt nhất là khoảng buổi trưa, 11h – 14h trưa, lúc này nhiệt độ là thích hợp nhất, ấm nhất trong ngày.
Nên thả giống ở thời điểm thích hợp để tăng tỷ lệ sống cho tôm - Kinh nghiệm nuôi tôm mùa lạnh
Nên thả giống ở thời điểm thích hợp để tăng tỷ lệ sống cho tôm – Kinh nghiệm nuôi tôm mùa lạnh
Nguồn ảnh: Internet
  • Những ao nuôi tôm trong mùa lạnh bà con nên chọn nơi khuất gió, bờ ao được xây dựng chắc chắn để giữ nước ổn định. Mực nước cao trên 2 mét nhằm tránh cho nhiệt độ nước thay đổi nhanh, liên tục làm ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm.
  • Sau khi thả tôm thì tiếp hành duy trì quạt khí để đảo đều nước mặt và đáy nền, đồng thời đo nhiệt độ trên mặt và tầng đáy vào buổi sáng sớm và chiều tối.
Nên duy trì mực nước phù hợp và kiểm soát nhiệt độ nước thường xuyên - Kinh nghiệm nuôi tôm mùa lạnh
Nên duy trì mực nước phù hợp và kiểm soát nhiệt độ nước thường xuyên – Kinh nghiệm nuôi tôm mùa lạnh
Nguồn ảnh: Hình ảnh thực tế tại ao nuôi tôm của Chú Khải, Long An
Nếu nuôi ao tròn mực nước cũng phải duy trì ở mức trên 2 mét - Kinh nghiệm nuôi tôm mùa lạnh
Nếu nuôi ao tròn mực nước cũng phải duy trì ở mức trên 2 mét – Kinh nghiệm nuôi tôm mùa lạnh
Nguồn ảnh: Hình ảnh thực tế tại ao nuôi tôm của Anh An, Bà Rịa – Vũng Tàu
Có điều kiện thì xây dựng lưới che để tránh biến động nhiệt độ trong ao - Kinh nghiệm nuôi tôm mùa lạnh
Có điều kiện thì xây dựng lưới che để tránh biến động nhiệt độ trong ao – Kinh nghiệm nuôi tôm mùa lạnh
Nguồn ảnh: Hình ảnh thực tế tại ao nuôi tôm của Anh An, Bà Rịa – Vũng Tàu

3. Vấn đề cho ăn, kiểm soát thức ăn và quản lý sức khỏe tôm trong giai đoạn nuôi:

Kinh nghiệm nuôi tôm mùa lạnh
Kinh nghiệm nuôi tôm mùa lạnh
Nguồn ảnh: Hình ảnh thực tế tại ao nuôi tôm của Chú Khải, Long An
Bà con nên kiểm tra tình trạng ăn để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp - Kinh nghiệm nuôi tôm mùa lạnh
Bà con nên kiểm tra tình trạng ăn để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp – Kinh nghiệm nuôi tôm mùa lạnh
Nguồn ảnh: Hình ảnh thực tế tại ao nuôi tôm của Anh An, Bà Rịa – Vũng Tàu
Tôm nuôi trong thời tiết lạnh này chỉ cần lượng thức ăn vừa đủ - Kinh nghiệm nuôi tôm mùa lạnh
Tôm nuôi trong thời tiết lạnh này chỉ cần lượng thức ăn vừa đủ – Kinh nghiệm nuôi tôm mùa lạnh
Nguồn ảnh: Hình ảnh thực tế tại ao nuôi tôm của Chú Khải, Long An

 

Tránh cho ăn quá dư thừa giai đoạn này, sẽ dễ phát sinh khí độc NH3 - Kinh nghiệm nuôi tôm mùa lạnh
Tránh cho ăn quá dư thừa giai đoạn này, sẽ dễ phát sinh khí độc NH3 – Kinh nghiệm nuôi tôm mùa lạnh
Nguồn ảnh: Công ty Tin Cậy
Bà con trộn thêm NOVA CALPHOS để tôm dễ lột xác mau cứng vỏ
Bà con trộn thêm NOVA CALPHOS để tôm dễ lột xác mau cứng vỏ
Nguồn ảnh: Công ty Tin Cậy

Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản

4. Vấn đề kiểm soát chất lượng môi trường nước trong thời tiết lạnh:

  • Nhiệt độ thấp và nắng ít sẽ kiềm hãm sự phát triển của tảo, làm giảm nguồn thức ăn tự nhiên và làm trong nước, khó gây màu nước, do đó bà con nên gây màu bằng chế phẩm sinh học EM Aqua ủ với mật rỉ đường và tạt định kỳ 1-2 ngày 1 lần để tạo màu nước thật tốt và ổn định cho ao tôm.

Bà con tham khảo thêm về sản phẩm và cách ủ tại video clip sau nhé:

  • Khi tảo ít phát triển, ánh sáng mặt trời dễ chiếu xuống tầng đáy và làm rong đáy phát triển, lúc này rất dễ cạnh tranh oxy trong ao và tạo điều kiện để vi sinh vật yếm khí có hại phát triển gây bệnh cho tôm, do đó thời điểm này bà con nên sử dụng Men vi sinh xử lý đáy ao (BIO-TC7DB) để ủ với mật rỉ đường và tạt, góp phần xử lý những chất mùn bã hữu cơ và cải thiện độ sạch dưới đáy ao tôm.
Ánh sáng chiếu xuống đáy rất dễ phát sinh ô nhiễm đáy ao nuôi tôm - Kinh nghiệm nuôi tôm mùa lạnh
Ánh sáng chiếu xuống đáy rất dễ phát sinh ô nhiễm đáy ao nuôi tôm – Kinh nghiệm nuôi tôm mùa lạnh
Nguồn ảnh: Hình ảnh thực tế tại ao nuôi tôm của Anh Trong, Tiền Giang
Nguồn ảnh: Công ty Tin Cậy

Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản

Mùa lạnh như hiện này là một vụ nuôi khó khăn cho bà con, do đó bà con nên hiểu đúng về vụ này đồng thời có những biện pháp để quản lý chăm sóc thật tốt bằng những chia sẻ ở trên đây thì Tin Cậy tin rằng bà con mình sẽ thành công sau vụ nuôi này cũng như những vụ nuôi tiếp theo.

Tin Cậy kính chúc quý bà con có những vụ nuôi thành công!!!


Mọi thắc mắc về “Kinh nghiệm nuôi tôm mùa lạnh”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy

Contact Me on Zalo