Sự Hình Thành Và Biện Pháp Phòng Bệnh Đốm Đen Trên Tôm
Hiện nay ngành thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng đang gặp rất nhiều khó khăn. Từ vấn đề giá cả sụt giảm, dịch bệnh hoành hành đến thời tiết thay đổi thất thường đều làm người nuôi tôm ảnh hưởng nghiêm trọng, gần đây còn xảy ra đại dịch Covid-19 làm tình trạng xuất khẩu tôm trì trệ.
Dẫn đến bà con nuôi tôm không thể xuất tôm mà phải duy trì nuôi giữ tôm thêm thời gian để chờ thời điểm xuất khẩu được. Vì thế tình hình tôm gần hoặc đang trong giai đoạn thu hoạch bị bệnh đốm đen trên tôm đang gây hại rất lớn đến giá trị của tôm bán ra thị trường. Làm mất một nguồn lợi nhuận rất đáng kể cho người nuôi.
Cơ chế hình thành bệnh đốm đen trên tôm:
- Vi khuẩn chính là nguyên nhân tạo nên bệnh đốm đen trên tôm. Khi tôm yếu do lột xác không đủ khoáng chất, vi khuẩn trong nước ao cũng như là vi khuẩn bám trên vỏ tôm sẽ bắt đầu tập trung tấn công. Khi đó, cơ chế miễn dịch của tôm hoạt động bằng cách tiết enzyme prophenoloxidase sau này chuyển hóa thành dạng đốm đen melanin tiêu diệt vi khuẩn tạo đốm đen trên vỏ.
- Đốm đen thường xuất hiện trên tôm từ 60 ngày tuổi đến khi thu hoạch, tập trung nhiều vào giai đoạn 25-45 ngày tuổi. Đặc biệt là khi thời tiết thay đổi thất thường, lúc vừa mới mưa, nước ao loãng ra làm độ mặn giảm thấp. Thời điểm đó, độ kiềm trong ao cũng bị giảm và kéo dài, lượng oxy không đạt được ngưỡng tối ưu cho sự phát triển của tôm, hàm lượng khí độc cao sau một thời gian hình thành nhất là NO2 khi mà chúng không có đủ cơ chế để chuyển hóa thành NO3 ít độc hơn. Khí độc bùng phát khiến tôm yếu làm các mần bệnh dễ bùng phát vi khuẩn tấn công tôm tạo đốm đen trên tôm.
Biện pháp phòng bệnh đốm đen trên tôm:
Mặc dù đốm đen là do tôm tự tạo ra để hạn chế sự gây hại của vi khuẩn, về mặt sinh học là hoàn toàn có lợi cho tôm. Vì sau một thời gian, thì đốm đen trên vỏ sau nhiều lần lột xác cũng sẽ tự biến mất.
Tuy nhiên chỉ có những con tôm khỏe mạnh mới có thể sống tiếp sau khi lột xác, vì những hoạt động kháng lại vi khuẩn của tôm thường không đủ mạnh để diệt hết vi khuẩn. Nên sau khi lột xác tôm sẽ rất yếu và bị vi khuẩn tấn công lần nữa gây chết tôm.
Ngoài đốm đen trên vỏ thì đàn tôm nuôi cũng có nhiều biểu hiện bất thường như mòn đuôi, cụt râu, đứt phụ bộ, đuôi có thể bị phồng. Một thời gian sau, đốm đen đã xuất hiện nhiều thì tôm bắt đầu bỏ ăn, tăng trưởng giảm chậm, chết dần và khi lột xác bị dính vỏ, dính chân, không lột được hoàn toàn. Khi nặng hơn, gan tụy tôm bắt đầu nhợt nhạt, ăn yếu, ruột rỗng, chết gần như hầu hết đàn tôm nuôi.
- Biên pháp tốt nhất là cải thiện chất lượng nước. Mục đích của việc cải thiện chất lượng nước là: Làm sạch môi trường nuôi tôm, loại bỏ các vi khuẩn, thức ăn dư thừa, cặn bã hữu cơ và khí độc… để tránh tối đa nhất có thể trường hợp tôm bị nhiễm khuẩn và tạo đốm đen trên tôm làm giảm giá trị thương phẩm của tôm
- Bà con có thể bổ sung sản phẩm EM-AQUA định kỳ 2-3 ngày 1 lần để cải thiện nguồn nước tạo môi trường sống tốt cho tôm. Ngoài ra bà con cũng cần định kỳ diệt khuẩn bằng các sản phẩm phù hợp với tôm và được cục thủy sản cho phép.
Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản
- Ngoài ra bà con nên nâng cao sức khỏe của tôm bằng cách bổ sung chế phẩm sinh học, men tiêu hóa, vitamin C chống sốc vào trong thức ăn và diệt khuẩn khử trùng ao nuôi thường xuyên…Bà con cũng có thể dùng EM AQUA trộn vào thức ăn để nâng cao hệ tiêu hóa, Hoặc dùng men tiêu hóa chuyên dụng của Tin Cậy để bổ sung cho tôm ăn: Men tiêu hóa dạng bột (Bio-TC1DB) để trộn vào thức ăn cho tôm ăn, nâng cao hệ tiêu hóa cho tôm.
→ Tham khảo chi tiết sản phẩm: Vitamin C bổ sung cho tôm – Nova C Tôm
Với tình hình dịch bệnh Covid-19 đang đe dọa sức khỏe con người thì ngành thủy sản cũng chịu chung hệ lụy của dịch bệnh. Khi mà các cửa khẩu giao thương với Trung Quốc đóng cửa thì tôm nuôi trong nội địa bị sụt giá vì không xuất khẩu được.
Do vậy, người nuôi cần quản lý chặt chẽ ao nuôi của mình, khi có bất thường cần phải xử lý ngay để tránh thiệt hại nặng nề hơn. Và nếu tôm đạt kích cỡ thương phẩm thì phải bán ngay, không nên kéo dài.
Kính chúc bà con có những vụ nuôi thành công!!!
Mọi thắc mắc về “Sự Hình Thành Và Phương Pháp Phòng Bệnh Đốm Đen Trên Tôm”, xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ