Bệnh Đốm Trắng Trên Tôm Thẻ Và Cách Phòng Bệnh

Đối tượng tôm thẻ chân trắng hiện đang giúp bà con cải thiện thu nhập cũng như là đối tượng nuôi bền vững ở những vùng lân cận biển. Vì thế việc quan tâm và cải thiện con giống, giảm thiểu mầm bệnh để tôm phát triện và đạt năng suất cao nhất là vấn đề nan giải nhưng bà con chúng ta có thể phòng tránh bệnh cho tôm từ nhưng vấn đề như nguồn nước, thức ăn, con giống ….Trong quá trình nuôi, tôm thẻ cũng mắc 1 số bệnh truyền nhiễm như bệnh đốm trắng, bệnh Taura, bệnh còi, bệnh đầu vàng, … Đây là những bệnh nguy hiểm do virus gây ra nên khả năng điều trị rất khó. Hôm nay mời bà con cùng Tin Cậy tìm hiểu về bệnh đốm trắng và cách phòng ngừa bệnh nhé.

Bệnh đốm trắng trên tôm thẻ và cách phòng bệnh
Bệnh đốm trắng trên tôm thẻ và cách phòng bệnh

Nguyên nhân:

Theo nghiên cứu khoa học bệnh này do 1 loại virus có tên Baculovirus. Virus này có acid nucleic là DNA, kí sinh trong nhân. Virus có độc lực cực mạnh, tấn công nhiều mô tế bào khác nhau: thường trên tế bào biểu mô da. WSSV (Bệnh đốm trắng)  gây chết trên tất cả các giai đoạn phát triển của tôm từ ấu trùng đến tôm giống và tôm trưởng thành, nên cực kì nguy hiểm bà con cần chú ý có biện pháp phòng ngừa cho tôm ngay từ giai đoạn chọn giống và xử lý nước.

Cách thức truyền lây bệnh trong đàn tôm:

Bệnh có thể lây truyển theo chiều dọc hoặc chiều ngang. Bà con có thể hiểu đơn giản là:

  • Lây bệnh chiều dọc: Từ bố mẹ sang con (Tôm giống, tôm bố mẹ nhiễm bệnh sẽ sản sinh ra tôm con cũng mang mầm bệnh tiềm ẩn)
  • Lây bệnh chiều ngang: Tôm mang mầm bệnh có thể lây sang tôm khỏe mạnh trong ao. Tôm có tập tính ăn đồng loại nên chúng có thể ăn các con tôm bệnh yếu hoặc tôm bệnh chết trong ao. Virus trong môi trường nước có thể lây trực tiếp cho tôm thẻ qua mang.
Hình ảnh tôm bị nhiệm bệnh đốm trắng WSSV - Bệnh đốm trắng trên tôm thẻ và cách phòng bệnh
Hình ảnh tôm bị nhiệm bệnh đốm trắng WSSV – Bệnh đốm trắng trên tôm thẻ và cách phòng bệnh

Triệu chứng nhận biết tôm nhiễm bệnh:

Bệnh đốm trắng thường xảy ra trong giai đoạn tôm thương phẩm sau 2 tháng trở lên. Nhưng bệnh cũng có thể xuất hiện sớm hơn từ vài 3 tuần đến 1 tháng. Do kích thước tôm còn nhỏ nên đôi khi bà con không thấy đốm trắng mà chỉ thấy đỏ thân, hay đôi khi độc lực của virus rất mạnh, chưa thấy đốm trắng tôm đã chết.

  • Khi tôm bị nhiễm bệnh chúng ta thường sẽ thấy tôm ăn mạnh hơn bình thường rồi giảm ăn đột ngột
  • Tôm bơi lờ đờ, tấp mé và chết. Cơ thịt tôm hơi đục
  • Đốm trắng xuất hiện ở giáp đầu ngực, đốt bụng cuối trước và lan khắp cơ thể. Đốm trắng nằm trong vỏ kitin. Bệnh thường xuất hiện lúc trời lạnh, nhiệt độ trong ao giảm
  • Ngoài ra bà con còn có thể mua Test kit kiểm tra đốm trắng, phương pháp này có thể kiểm tra tại ao được và độ chính xác cũng khá cao.
  • Nếu bà con nghi ngờ tôm có dấu hiệu bị đốm trắng thì có thể mang tôm đến các phòng lab gần nhất để xét nghiệm PCR kiểm tra xem tôm có nhiễm bệnh hay không

Phòng trị bệnh:

Vì đây là bệnh do virus gây ra nên hiện nay vẫn chưa có phương pháp chữa trị, nên bà con nuôi tôm cần phải tăng cường các biện pháp phòng bệnh hơn là khi tôm mắc bệnh rồi mới tìm biện pháp cứu chữa, Tin Cậy gửi đến bà con một vài biện pháp phòng bệnh cho tôm:

  • Chọn tôm giống từ nguồn cung cấp uy tín, có các chứng chỉ sạch bệnh.
  • Hạn chế cấp nước trực tiếp từ sông vào ao nuôi, bà con nên đầu tư 1-2 ao lắng, xử lý nước diệt khuẩn trước khi dùng nước đó để cấp vào ao nuôi
  • Thường xuyên, định kì kiểm tra màu sắc của tôm, khả năng bắt mồi, tình trạng đường ruột, gan … để có biện pháp xử lý kịp thời khi có thay đổi biểu hiện bất thường.
  • Bổ sung Vitamin C cho tôm để tăng sức đề kháng cho ao. NOVA C là sản phẩm vitamin C đang được khách hàng của Tin Cậy tin dùng,mời bà con tham khảo: Nova-C
Vitamin C Bổ Sung cho Tôm - Nova C Tôm
Vitamin C Bổ Sung cho Tôm – Nova C Tôm

→ Tham khảo chi tiết sản phẩm: Vitamin C bổ sung cho tôm – Nova C Tôm

  • Đối với ao tôm bệnh, người nuôi nên vớt tôm chết ra khỏi ao. Sau đó dùng Chlorin với liều lượng 30 kg/1.000 m3; hoặc formol 200 lít/1.000m3 hòa nước tạt đều ao, ngâm 7 ngày rồi tiến hành xổ ra môi trường để tránh mầm bệnh còn tồn đọng trong môi trường. Khi phát hiện bệnh tốt nhất là thu hoạch ngay để giảm thiệt hại.
  • Nếu bà con kiểm tra bằng test kit hoặc bằng máy PCR mà có kết luận tôm nhiễm đốm trắng thì tiến hành thu tôm nếu tôm đã lớn, còn nếu tôm nhỏ thì bà con có thể tiến hành diệt khuẩn ao nuôi và bổ sung Vitamin C để tăng sức đề kháng cho tôm cũng có thể tôm vượt qua được. Nhưng nếu mức độ bệnh lan truyền nhanh và độc lực mạnh thì bà con nên xử lý ao tôm để chuẩn bị vụ nuôi mới tránh gây thêm thiệt hại về tài chính cho bà con.

Tác giả: Lâm Hiệp

Kính chúc bà con có những vụ nuôi thành công!!!


Mọi thắc mắc về “Bệnh đốm trắng trên tôm thẻ và cách phòng bệnh”, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: [email protected]; [email protected], [email protected]

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Facebook: Thủy Sản Tin Cậy 

Contact Me on Zalo