6 Vấn Đề Thường Gặp Khi Tôm Được 20 Ngày Tuổi
1. Mất tảo, nước trong sau 2-3 ngày thả tôm
Đây là vấn dề thường gặp của bà con nuôi tôm ao đất. Nguyên nhân có thể do từ đầu bà con gây tảo bằng phân hóa học, tuy bước đầu gây màu rất dễ dàng, tảo lên nhanh nhưng cũng sụp nhanh, dẫn đến việc chỉ vài ngày sau khi thả tôm là tảo cũng dần dần mất theo.
Giải pháp tối ưu hơn là bà con nên gây tảo bằng phân sinh học hoặc men vi sinh ủ với mật đường, cám gạo và khoáng. Cách này sẽ giữ được tảo lâu hơn, đồng thời tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm con.
Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản
- Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên xử lý nước
- Men vi sinh xử lý khí độc NO2 (Bio-TC8)
- Men vi sinh xử lý khí độc NH4/NH3 (Bio-TC3)
- Men vi sinh xử lý đáy ao nuôi (Bio-TC7)
- Men vi sinh xử lý phèn (Bio-TC5)
- Chế phẩm xử lý khí độc Rhodo Power (Bio-TC4)
- Chế phẩm sinh học Em Gốc (EM1)
- Men tiêu hóa dạng bột dùng cho thủy sản
- Chế phẩm sinh học Wehg thuỷ sản
Tin Cậy xin hướng dẫn như sau:
Trường hợp dùng Wehg thủy sản, cho ao 4.000m2.
Tỷ lệ pha:
1 lit WEHG + 40 lit nước sạch → 41 lit phân sinh học
Liều lượng sử dụng:
- Sau khi vét bùn, tạt 41 lit
- Trước khi thả giống 3-4 ngày, tạt 16.4 lit
- Sau 4 ngày thả giống, tạt 8.2 lit
- Tháng đầu, tạt 16.4lit, 7 ngày 1 lần
- Các tháng tiếp theo, tạt 16.4 lit, 10 ngày 1 lần
Lưu ý: pha đến đâu tạt đến đó, pha với nước sạch không có clo, không có phèn.
→ Tham khảo chi tiết sản phẩm: Chế phẩm sinh học WEHG thủy sản
Trường hợp dùng men vi sinh ủ, cho ao 1.000m3.
Tỷ lệ pha:
1 lit EM Aqua + 1 lit mật rỉ đường + 150ml nước mắm + 2kg cám gạo + 1kg khoáng BLUEMIX + 45 lit nước à 50 lit EM thứ cấp (ủ trong 5-7 ngày)
Liều lượng sử dụng:
- Trước ngày thả giống 1 tuần, tạt 10-20 lit, liên tục 3 ngày vào buổi sáng
- Tháng đầu, tạt 5-10 lit, 7 ngày 1 lần
- Các tháng tiếp theo, 5-10 lit, 5 ngày 1 lần
Nguyên nhân tiếp theo gây ra hiện tượng nước trong thì phải xem lại chất lượng nước, nước có thể bị phèn hoặc thiếu dinh dưỡng. Nếu kiểm tra bị phèn thì phải xử lý bằng EDTA và vi sinh xử lý phèn Bio-TC5. Nếu thiếu dinh dưỡng thì bổ sung vi sinh, cám gạo, khoáng giúp tảo có chất dinh dưỡng để phát triển.
Nếu không xử lý kịp thời, ao trong kéo dài đến 1 tuần thì rất dễ xuất hiện lap lap, rong đáy, tảo đáy. Bà con mình thường hay nhầm lẫn rằng trong ao lắng có rong đáy lọc làm nước trong thì tốt, nhưng thực ra rong nhiều làm pH nước tăng lên rất cao, pH cao thì kiềm giảm.
pH lên quá 8.3 sẽ xuất hiện CO32-, OH–, trong khi tôm cần kiềm HCO3–. Vì vậy khi ao xuất hiện rong đáy là phải diệt ngay bằng hóa chất có gốc đồng sulphat, vừa hiệu quả vừa an toàn cho tôm.
2. Sau khi thả tôm, nước chuyển sang màu xấu
Nước chuyển sang màu nâu sậm, nâu đen, có lợn cợn, có bọt, tạo thành lớp màng màu xanh trên bề mặt. Bà con thường cho rằng lớp màng màu xanh này là tảo lam, nhưng không chính xác, đó là tảo lục. Trong trường hợp này, bà con không cần quá lo lắng, xử lý đơn giản bằng cách dùng vi sinh liều cao để tạt vào ban đêm, sau đó gây màu bằng vi sinh, cám gạo, khoáng dolomite trong 4-5 ngày liên tiếp là nước sẽ đẹp trở lại.
Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản
- Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên xử lý nước
- Men vi sinh xử lý khí độc NO2 (Bio-TC8)
- Men vi sinh xử lý khí độc NH4/NH3 (Bio-TC3)
- Men vi sinh xử lý đáy ao nuôi (Bio-TC7)
- Men vi sinh xử lý phèn (Bio-TC5)
- Chế phẩm sinh học EM1 (Em gốc) dùng cho thủy sản
- Chế phẩm xử ký khí độc cho ao nuôi (Bio-TC4)
- Men tiêu hóa dạng bột cho thủy sản
- Chế phẩm sinh học Wehg thuỷ sản
3. Ao xuất hiện hến
Trường hợp này khá nguy hiểm, vì tôm ăn hến vào thì hầu hết sẽ bị hư đường ruột. Tôm trên 15 ngày là có thể xử lý hến được. Bằng cách dùng đồng sulphat (2kg/1.000m3) kết hợp EDTA (0.5kg/1.000m3), ngâm với nước sạch để qua đêm.
Trong vòng 3 – 4 tiếng sau khi đánh hỗn hợp đồng sulphat và EDTA, phải dùng zeolite hạt (50kg zeolite/1.000m3 nước), để dằn, vì hến chết rất nhanh, tôm ăn vào là đường ruột hư ngay, ngày hôm sau cấy vi sinh liều cao. Bà con lưu ý, diệt hến hôm nay, 3 ngày sau lại tiếp tục diệt 1 lần nữa cho tận gốc. Trong lúc diệt hến phải sử dụng men vi sinh, khoáng trộn vào thức ăn của tôm, mật độ cao vi sinh có lợi sẽ bảo vệ đường ruột tôm.
4. Tôm phát sáng trong đêm
Do nguồn giống đã bị nhiễm bệnh. Các tỉnh miền Tây thường nhận giống và thả giống vào khoảng thời gian giữa đêm về sáng. Thuận tiện nhất, bà con nên lấy 1 túi giống, quan sát trong bóng tối để phát hiện tôm có nhiễm bệnh hay không. Nếu tôm bị nhiễm bệnh thì ta trả lô giống đó, đỡ thiệt hại về sau.
5. Tôm bị trắng cơ, đục cơ
Nếu thả tôm vào mùa có nhiệt độ thấp thì tôm rất dễ bị trắng cơ, đục cơ. Cách giải quyết là cho tôm ăn khoáng chống sốc môi trường, vitamin tổng hợp, khoáng ăn. Sau 1 ngày là tình trạng đucc cơ sẽ giảm nhanh chóng.
Bà con có thể tham khảo các sản phẩm sau:
- Khoáng Antishock với tập hợp đậm đặc vitamin A,B1, B2, B6, B12, C, D3, E, K3, khoáng Niacin, Inositol, Biotin, Taurine, Calcium Pantothenate, Folic acid. Liều lượng: 5gr/1 kg thức ăn.
- Vitamin C cho tôm. Liều lượng: 5gr/10 kg thức ăn
- Khoáng ăn NOVA Calphos chứa Calcium, Phosphorus, Manganese, Zinc, Magnesium, Copper, Cobalt, Iron, Vitamin D3 , Liều lượng: 2ml/1 kg thức ăn
6. Tôm lột dính vỏ, dính chân, dính đuôi rồi chết
Tôm lột không hết có nguyên nhân là khoáng và kiềm trong ao thấp. Thường xuất hiện ở những ao tôm có độ mặn thấp, hoặc nuôi tôm trái vụ vào mùa mưa, hoặc ao đang bị nhiễm phèn. Giải pháp là nâng kiềm bằng bicar (15- 20kg/1.000 m3 nước) hoặc Dolomite (1.5-2kg/1.000 m3). Ngâm với nước sạch qua 1 ngày đêm, sau đó tạt vào lúc 8-10 giờ đêm. Lưu ý, Dolomite muốn hòa tan thì trong ao phải có CO2, vì vậy phải đánh vi sinh định kỳ để duy trì tảo, tảo hô hấp ban đêm sinh ra khí CO2.
Để biết thêm thông tin chi tiết, mời quý bà con liên hệ vào số hotline của Tin Cậy. Kính chúc bà con vụ mùa bội thu.
Tác giả: Trinh Nguyễn
Mọi thắc mắc về “6 Vấn Đề Thường Gặp Khi Tôm Được 20 Ngày Tuổi”, xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ