Cách Xử Lý Khí Độc NO2 Cao Trong Ao Nuôi Tôm Mùa Dịch Covid-19

Bên cạnh các vấn đề dịch bệnh, khí độc NO2 trong ao nuôi tôm cũng là một trong những yếu tố gây thiệt hại nặng nề cho bà con nuôi tôm. Vì khí độc trong ao phát sinh liên tục nếu không được kiểm soát xử lý ngay từ đầu và khi khí độc NO2 đạt đến mức cao sẽ gây độc cho tôm nuôi khiến tôm chết hàng loạt. Nhiều ao nuôi do không kiểm soát tốt môi trường chỉ sau một tháng nuôi ngắn ngủi đã xuất hiện khí độc NO2 ở mức cao gây độc cho tôm. Hiện nay đang vào giai đoạn mùa mưa, khí độc NO2 trong ao càng trở nên nguy hiểm, đang hoành hành rất nhiều bà con. Đặc biệt giai đoạn này rất nhiều ao tôm nuôi được hơn 60 ngày do khí độc NO2 lên cao tôm chết hàng loạt, người nuôi không xử lý kịp thời, biện pháp xử lý không hiệu quả nên phải thu hoạch tôm sớm, đang trong thời gian giãn cách do dịch bệnh Covid-19 nên giá rất thấp làm năng suất, lợi nhuận của bà con cũng bị giảm. Vậy làm thế nào để quản lý, xử lý khí độc NO2 trong ao nuôi tôm hiệu quả, cùng Tin Cậy tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Nguyên nhân phát sinh khí độc NO2 trong ao nuôi tôm

Cách Xử Lý Khí Độc NO2 Cao Trong Ao Nuôi Tôm Mùa Dịch Covid-19
Cách Xử Lý Khí Độc NO2 Cao Trong Ao Nuôi Tôm Mùa Dịch Covid-19 

Tác hại của khí độc NO2 cao trong ao nuôi tôm

Cách Xử Lý Khí Độc NO2 Cao Trong Ao Nuôi Tôm Mùa Dịch Covid-19
Cách Xử Lý Khí Độc NO2 Cao Trong Ao Nuôi Tôm Mùa Dịch Covid-19

Giải pháp xử lý khí độc NO2 cao trong ao nuôi tôm

Cách đây vài ngày Tin Cậy có nhận được cuộc gọi của Chú Tín ở Cà Mau Chú cho biết hiện tại tôm được 62 ngày, khí độc NO2 trên 5.0mg/l, mỗi ngày tôm rớt gần 20kg, Chú có thay nước mỗi ngày 2/3, đánh vi sinh liều cao mà khí độc vẫn không giảm, tôm vẫn rớt mỗi ngày, Chú có nhờ Công ty tư vấn giúp Chú về biện pháp xử lý. Công ty đã đưa ra gửi pháp giúp Chú kiểm soát xử lý khí độc NO2 trong ao tôm.

Khí độc NO2 trong ao cao không phải đánh sinh liều cao và thay nước là khí độc NO2 có thể giảm. Khí độc NO2 cần được quản lý ngay từ đầu, có giải pháp xử lý từng bước để giảm khí độc NO2

  • Kiểm soát giảm lượng thức ăn tối đa trong thời gian xử lý, tránh thức ăn dư thừa ảnh hưởng đến chất lượng nước, ít nhất 3 ngày cho đến khi môi trường nước ao trở lại bình thường.
  • Khi ao có khí độc NO2 cao hạn chế đánh khoáng do giai đoạn này càng bổ sung khoáng sẽ kích tôm lột xác và rớt đáy nhiều.
  • Đánh 7-10kg Kali để hạn chế tôm lột
  • Cần chạy quạt công suất lớn và dùng thêm Nova Oxygen: 1 – 1.5kg/1000m3 tăng cường hàm lượng oxy trong ao cả ngày và đêm. Khí độc NO2 cao thì buổi tối ao tôm sẽ thiếu oxy.
  • Thay nước 20-30% ít nhất 2 lần/ngày kết hợp si phông để gom lượng chất thải dưới đáy ao, thay nước vào buổi sáng sớm và lúc chiều mát, thay từ từ tránh làm sốc tôm.
  • Bổ sung vitamin C sau khi thay nước, tạt đều khắp ao, tránh sốc cho tôm.
  • Sử dụng Nova Yucca Plus 500ml/2000m3 hấp thu nhanh khí độc, cấp cứu tôm nổi đầu, tấp mé. Sử dụng lúc trời mát.
  • Sử dụng men vi sinh chuyên xử lý khí độc NO2 BIO-TCXH (BIO – TC8) đã ủ tăng sinh với mật rỉ đường: 10-15 lít/1000m3 + 10-15 lít EM2 (men ủ từ chế phẩm vi sinh EM Aqua gốc) tạt liên tục 3 ngày buổi sáng 9-10h cho đến khi khí độc được kiểm soát (tăng liều lượng sử dụng khi khí độc còn quá cao). Trước khi tạt men cần tăng cường hàm lượng oxy để tăng hiệu quả xử lý.
  • Buổi chiều sau 15h tạt thêm 20kg/1000m3 zeolite
  • Thực hiện các biện pháp trên liên tục 3 ngày để kiểm soát khí độc NO2 giảm mức gây hại cho tôm, giảm số lượng tôm chết.

Lưu ý:

  • Kiểm tra theo dõi ao tôm thường xuyên cả ngày lẫn đêm trong quá trình xử lý.
  • Giữ pH từ 7.8 – 8.2 để làm giảm độc tính của khí độc
  • Sau khoảng 3-4 ngày khi môi trường đã ổn định, NO2 giảm ở mức an toàn, tôm khỏe, ít rớt, thì bắt đầu cho tôm ăn lượng thức ăn tăng dần dần trở lại, đồng thời bổ sung thêm men tiêu hóavitamin C vào thức ăn hỗ trợ tiêu hóa và tăng sức đề kháng cho tôm
  • Luôn trong trạng thái sẵn sàng nếu môi trường ao có dấu hiệu xấu hơn thì tiến hành thay nước thực hiện các bước như trên.
  • Sau khi môi trường ao nuôi ổn định trở lại, tôm khỏe, thực hiện đánh chế phẩm vi sinh EM Aqua định kỳ. Đồng thời bổ sung từ từ vôi CaCO3 và Bicarbonate để ổn định pH và kiềm (do khi khí độc NO2 cao sẽ làm cho pH và kiềm trong ao biến động và giảm).

Công thức tăng sinh men xử lý khí độc NO2 BIO-TCXH (BIO-TC8) để tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả xử lý:

2kg rỉ đường + 250g vi sinh cho vào thùng sạch, cho thêm nước sạch cho đủ 30 lít, sục khí trong vòng 3h là sử dụng được.

Biện pháp phòng ngừa khí độc NO2 cao trong ao nuôi tôm

  • Thường xuyên kiểm tra khí độc NH3, NO2 trong ao để có biện pháp xử lý kịp thời
  • Kiểm soát lượng thức ăn trong ao, cho ăn đủ hoặc thiếu sử dụng lượng thức ăn khoảng 80-90% so với nhu cầu dinh dưỡng của tôm, hạn chế thức ăn dư thừa, giữ chất lượng nước tốt hơn.
  • Duy trì ổn định hàm lượng oxy trong ao
  • Kiểm soát mật độ tảo tránh trường hợp tảo bùng phát làm giảm oxy và phát sinh khí độc trong ao
  • Dự trù một ao trống, khi khí độc NO2 trong ao quá cao gây hại cho tôm dùng phương pháp sang ao giúp xử lý kịp thời hạn chế thiệt hại, tôm phát triển khỏe mạnh trở lại.
  • Để hạn chế sự phát sinh khí độc trong ao nuôi, cần bổ sung chế phẩm vi sinh EM Aqua định kỳ 3-5 ngày/lần: 5 – 10 lít EM thứ cấp/1000m3 để giúp bổ sung các vi sinh có lợi, lấn ác các vi khuẩn gây hại, đồng thời giúp phân hủy chất hữu cơ, thức ăn dư thừa, xác tảo tồn.
  • Khi tôm khoảng 20 ngày tuổi bà con nên sử dụng men vi sinh xử lý khí độc NO2 BIO-TCXH (BIO-TC8) định kỳ 7 ngày/lần để giúp kiểm soát khí độc ngay từ đầu.

Tin Cậy kính chúc quý bà con có những vụ nuôi thành công!!!

Tác giả: Nguyễn Hiền

Mọi thắc mắc về “Cách xử lý khí độc NO2 cao trong ao nuôi tôm mùa dịch Covid-19”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy

Facebook: Thủy Sản Tin Cậy

Contact Me on Zalo