Ứng Dụng 6 Loại Chế Phẩm Vi Sinh Trong Nuôi Tôm
Hiện nay, việc sử dụng và lạm dụng thuốc kháng sinh và các chất hóa học trong nuôi tôm dẫn đến việc kháng thuốc và tồn dư kháng sinh gây ảnh hưởng đến môi trường nước, sức khỏe con người và chất lượng xuất khẩu tôm. Việc ứng dụng chế phẩm vi sinh trong nuôi tôm đang là “chìa khóa” giúp giải quyết các rủi ro về các vấn đề này. Vậy chế phẩm vi sinh mang lại lợi ích hiệu quả như thế nào cho nghề nuôi tôm, cùng Tin Cậy tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Chế phẩm vi sinh (hay còn gọi là chế phẩm sinh học) là những sản phẩm được sản xuất trên công nghệ sinh học, thành phần chính là các tế bào vi sinh vật có lợi (lợi khuẩn) được sử dụng với mật độ cao. Đặc điểm chung của các chế phẩm vi sinh là gây ức chế vi khuẩn gây bệnh, thân thiện với môi trường, an toàn với con người và động vật thủy sản. Chế phẩm vi sinh sử dụng trong nuôi tôm sẽ làm cho môi trường nuôi sạch sẽ hơn, ức chế và tiêu diệt các khuẩn gây bệnh, tăng năng suất nuôi trồng.
Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản
- Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên xử lý nước
- Men vi sinh xử lý khí độc NO2 (Bio-TC8)
- Men vi sinh xử lý khí độc NH4/NH3 (Bio-TC3)
- Men vi sinh xử lý đáy ao nuôi (Bio-TC7)
- Men vi sinh xử lý phèn (Bio-TC5)
- Chế phẩm sinh học EM1 (Em gốc) dùng cho thủy sản
- Chế phẩm xử ký khí độc cho ao nuôi (Bio-TC4)
- Men tiêu hóa dạng bột cho thủy sản
Lợi ích của chế phẩm vi sinh trong nuôi tôm
Cách ứng dụng chế phẩm vi sinh trong quá trình nuôi tôm
1. Chế phẩm vi sinh EM Aqua
Chế phẩm vi sinh EM Aqua thành phần với các vi khuẩn: Bacillus subtilis, Bacillus amyloliquefaciens, Saccharomyces cerevisiae chuyên dùng xử lý chất thải mùn bã hữu cơ, thức ăn dư thừa, kiểm soát tảo và cải thiện môi trường nước ao nuôi một cách hiệu quản, thân thiện với môi trường.
- Gây màu nước, tạo nguồn thức ăn tự nhiên giai đoạn cải tạo ao
Ở giai đoạn ban đầu, đặc biệt trong ao nuôi tôm màu nước, nguồn thức ăn tự nhiên có vai trò quan trọng bà con có thể ứng dụng chế phẩm vi sinh EM Aqua để gây tạo màu nước với công thức như sau:
1 lit EM Aqua gốc + 1 lít mật rỉ đường + 2 kg cám gạo + 10g muối (hoặc 100ml nước mắm) + 46 lít nước sạch à 50 lit EM thứ cấp (ủ kín 5-7 ngày)
Sử dụng 10 lít EM thứ cấp đánh cho 1.000m3, 2 ngày đánh 1 lần, chạy quạt liên tục. Đến khi đạt được màu nước đẹp.
Đối với mô hình nuôi quảng canh bà con sử dụng EM Aqua ủ với cám gạo để tạo thức ăn ban đầu cho tôm. Trong quá trình nuôi, mô hình này thường ít hoặc không cho tôm ăn lợi dụng nguồn thức ăn tự nhiên do thả thưa, diện tích ao lớn có thể ủ EM Aqua với cám gạo hoặc bột đậu nành tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm rất tốt.
- Xử lý nước định kỳ trong quá trình nuôi
Việc bổ sung các vi khuẩn có lợi định kỳ vào môi trường nước giúp phân hủy, xử lý lượng chất thải, phân tôm, xác tảo, vật chất hữu cơ, thức ăn dư thừa tồn đọng dưới đáy ao làm nước ao nuôi được cải thiện, môi trường nước luôn trong sạch, hạn chế các dịch bệnh.
Để xử lý nước ao bà con có thể sử dụng trực tiếp 1 lít chế phẩm EM Aqua gốc/1000m3 hoặc ủ tăng sinh để tiết kiệm chi phí:
1 lít EM Aqua gốc + 1 lít mật rỉ đường + 18 lit nước sạchà 20 lít EM thứ cấp (EM2) (ủ kín 5-7 ngày hoặc sục khí liên tục 24 tiếng) có thể sử dụng được.
Liều lượng: 5-10 lít EM thứ cấp/1000m3, định kỳ 5-7 ngày/lần (liều lượng và thời gian bổ sung vi sinh có thể điều chỉnh tăng giảm phù hợp với điều kiện ao nuôi).
Tạt vào buổi sáng 9-10h, chạy quạt nước trước 30 phút rồi mới tạt chế phẩm EM. Bà con lưu ý, nếu muốn cắt tảo thì đánh EM Aqua vào buổi tối (khoảng 8 – 9h tối); khi đó vi sinh cạnh tranh oxy với tảo làm tảo thiếu oxy mà chết đi.
2. Chế phẩm vi sinh xử lý phèn BIO-TCXH (BIO-TC5)
Ao bị nhiễm phèn làm cho ao nuôi khó gây màu nước, tảo không phát triển được trong điều kiện ao có phèn sắt cao, nước ao hơi trong: phát sinh tảo đáy, khí độc H2S,…
Hợp chất phèn trong nước còn bám vào thân vỏ, đặc biệt là mang, chân làm tôm bị vàng chân, vàng mang, tôm khó hô hấp do mang bị phèn bám vào, tôm bị mất nhiều năng lượng dẫn đến xảy ra hiện tượng tôm chậm lớn, chết rải rác.
Sử dụng chế phẩm BIO-TCXH (BIO-TC5) giúp phân hủy, xử lý phèn trong ao nuôi:
Tùy theo môi trường ao nuôi có thể tăng/giảm liều phù hợp với thực tế
3.Men tiêu hóa dạng bột (Bio-TC1DB)
- Việc bổ sung men tiêu hóa vào thức ăn cho tôm nhằm cung cấp vi khuẩn có lợi Bacillus subtilis nhằm cải thiện hoạt động đường ruột của tôm.
- Kìm hãm sự tăng trưởng của các vi sinh vật gây bệnh tôm bằng phương pháp cạnh tranh dinh dưỡng và vị trí bám trong thành đường ruột
- Bảo vệ ruột tôm phòng ngừa các bệnh đường ruột, kích thích miễn dịch.
- Kích thích tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng cho tôm, giúp ruột tôm to, thẳng đều.
Trộn Men tiêu hóa dạng bột (Bio-TC1DB) vào thức ăn cho tôm: 1kg cho 200kg thức ăn, cho tôm ăn trong suốt vụ nuôi.
4. Men vi sinh xử lý khí độc NH4/NH3 (BIO-TC3)
Các loại chất thải như: thức ăn dư thừa, phân tôm, vỏ tôm sau khi lột, xác tảo tàn,… tích tụ dưới đáy ao lâu ngày không được xử lý đó là những nguyên nhân chính gây ra khí độc trong ao nuôi tôm.
Nồng độ Amoniac(NH3) trong ao > 0.01 mg/l gây độc cho tôm. Tôm chậm lớn, giảm ăn, nổi đầu, chết dần hàng ngày, nếu tình trạng ao kéo dài sẽ giảm sức đề kháng, tích tụ NH3 nhiều trong cơ thể và dẫn đến nhiễm bệnh khác: phân trắng, EMS, hội chứng gan tụy cấp, đốm trắng, Taura, đen mang, hoại tử cơ, …
Sử dụng men vi sinh xử lý khí độc NH3 trong ao:
Sử dụng trực tiếp: Sử dụng 250g men vi sinh xử lý khí độc NH3 (BIO-TC3) pha với nước sạch, tạt đều trên diện tích 2.000 m3 nước ao nuôi tôm.
Tăng sinh để tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả xử lý:
2kg rỉ đường + 250g chế chế phẩm cho vào thùng sạch, cho thêm nước sạch cho đủ 30 lít à sục khí trong vòng 3h là sử dụng được.
Sử dụng 5 -10 lít thứ cấp/1000m3 nước ao nuôi. Định kỳ 5-7 ngày/lần (liều lượng có thể điều chỉnh tăng giảm phù hợp với điều kiện ao nuôi). Tạt vào buổi sáng 9-10h, chạy quạt nước trước 30 phút rồi tạt men để tăng hiệu quả xử lý.
5. Men vi sinh xử lý khí độc NO2 (BIO-TC8)
Khi tôm hấp thụ phải khí độc NO2 gây ngạt cho tôm, tôm nổi đầu, gây mềm vỏ, lột xác không cứng, chậm lớn, tôm thiếu linh hoạt, lờ đờ, bắt mồi kém, đôi khi phát hiện tôm chết ở dưới đáy ao hoặc trong nhá khi nồng độ NO2 quá cao. Tích tụ NO2 nhiều trong cơ thể sẽ làm giảm sức đề kháng và dẫn đến dễ nhiễm bệnh khác như phân trắng, EMS, hội chứng gan tụy cấp, đen mang, …
Sử dụng Men vi sinh xử lý khí độc NO2 trong ao:
Sử dụng trực tiếp: Sử dụng 250g men vi sinh xử lý khí độc NO2 (BIO-TC8) pha với nước sạch, tạt đều trên diện tích 2.000 m3 nước ao nuôi tôm.
Tăng sinh để tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả xử lý:
2kg rỉ đường + 250g chế chế phẩm cho vào thùng sạch, cho thêm nước sạch cho đủ 30 lít à sục khí trong vòng 3h là sử dụng được.
Sử dụng 5 -10 lít thứ cấp/1000m3 nước ao nuôi. Định kỳ 5-7 ngày/lần (liều lượng có thể điều chỉnh tăng giảm phù hợp với điều kiện ao nuôi). Tạt vào buổi sáng 9 -10h, chạy quạt nước trước 30 phút rồi tạt men tăng hiệu quả xử lý, nhằm cung cấp đầy đủ oxy để đẩy nhanh quá trình chuyên hóa NO2 (độc) thành NO3 (không độc).
6. Men vi sinh chuyên xử lý đáy ao (BIO-TC7DB)
Men vi sinh BIO-TC7DB cung cấp vi sinh vật có lợi cho môi trường nuôi, phân hủy thức ăn dư thừa, chất thải tôm. Giúp giảm khí độc NH3, H2S làm sạch đáy và nước ao nuôi, cải thiện chất lượng môi trường ao nuôi.
Sử dụng trực tiếp: Sử dụng 100g men vi sinh xử lý đáy hòa với nước sạch, tạt đều trên 2000m3 nước ao nuôi.
Tăng sinh để tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả xử lý:
2kg rỉ đường + 250g chế chế phẩm cho vào thùng sạch, cho thêm nước sạch cho đủ 30 lít à sục khí trong vòng 3h là sử dụng được.
Sử dụng 5 -10 lít thứ cấp/1000m3 nước ao nuôi. Định kỳ 5-7 ngày/lần (liều lượng có thể điều chỉnh tăng giảm phù hợp với điều kiện ao nuôi). Tạt vào buổi sáng 9-10h, chạy quạt nước trước 30 phút rồi tạt men để tăng hiệu quả xử lý
Nhiều bà con cho biết ứng dụng chế phẩm vi sinh trong quá trình nuôi giúp tôm phát triển nhanh, khỏe mạnh mà tỷ lệ bị dịch bệnh rất thấp. Việc dùng các chế phẩm vi sinh rất thuận tiện, thân thiện với môi trường và cách sử dụng đơn giản.
Từ những nhận định của bà con đã áp dụng thành công, có thể thấy nuôi tôm bằng chế phẩm vi sinh không chỉ đơn giản giúp tôm khỏe mạnh, phát triển tốt mà con làm hạn chế việc gây ô nhiễm môi trường nước, đồng thời tôm thương phẩm không chứa các hóa chất độc hại, các loại chất cấm.
Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản
- Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên xử lý nước
- Men vi sinh xử lý khí độc NO2 (Bio-TC8)
- Men vi sinh xử lý khí độc NH4/NH3 (Bio-TC3)
- Men vi sinh xử lý đáy ao nuôi (Bio-TC7)
- Men vi sinh xử lý phèn (Bio-TC5)
- Chế phẩm sinh học EM1 (Em gốc) dùng cho thủy sản
- Chế phẩm xử ký khí độc cho ao nuôi (Bio-TC4)
- Men tiêu hóa dạng bột cho thủy sản
Hy vọng những chia sẻ trên đây đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho người nuôi ứng dụng vào mùa vụ một cách tốt nhất. Hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo!
Tin Cậy kính chúc quý bà con có những vụ nuôi thành công!!!
Tác giả: Nguyễn Hiền
Mọi thắc mắc về “Ứng dụng 6 loại chế phẩm vi sinh trong nuôi tôm”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy
Facebook: Thủy Sản Tin Cậy