TÁC HẠI CỦA H2S VÀ CÁCH XỬ LÝ TRONG NUÔI TÔM
Tác hại của H2S trong giới nuôi tôm không ai là không biết. Loại khí độc này luôn gây ra những rắc rối và thiệt hại không hề nhỏ cho các ao nuôi tôm.
Ngành công nghiệp nuôi tôm ở Việt Nam hiện đang phát triển rất mạnh, đạt sản lượng xuất khẩu rất lớn và là nguồn thu ngoại tệ lớn của Việt Nam nói chung cũng như là nguồn thu nhập chính của các hộ nuôi tôm nói riêng. Đi cùng đó là yêu cầu chất lượng con tôm xuất khẩu rất nhiều tiêu chí cao (không kháng sinh, thịt trong, size lớn,…) nên những khó khăn trong nuôi và chăm sóc cho con tôm là vấn đề quan trọng thiết yếu đối với người nuôi tôm
Một trong những khó khăn hàng đầu mà người nuôi tôm gặp phải là khí độc trong ao nuôi tôm, cụ thể và gây thiệt hại thầm lặng nhất là H2S rất nguy hiểm và gây thiệt hại rất lớn cho ngành tôm của chúng ta.Hôm nay Tin cậy sẽ cùng bà con đi tìm hiểu nguyên nhân hình thành cũng như cách kiểm soát khắc phụ H2S trong ao nuôi tôm.
Khái niệm và sự hình thành H2S trong ao nuôi tôm
Khái niệm
H2S là một loại khí độc hại, có mùi trứng thối. Nó được tạo ra khi vi khuẩn tiêu thụ muối Sulphate nhằm phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí ( không có khí Oxy ) trong nước hay trong điều kiện ẩm ướt. Thông thường trong nuôi tôm H2S thường được tạo ra ở lớp nền đáy ao, bùn, chất thải của tôm hay lượng thức ăn dư thừa tích tụ dưới đáy ao, loại khí này khi đã hiện diện trong ao có thể gây chết tôm thầm lặng hàng đêm, gây thiệt hại lớn cho các hộ nuôi.
Các yếu tố hình thành
Trong ao nuôi tôm, bùn và chất thải tích tụ đáy ao là nơi sinh ra H2S: Nuôi tôm với mật độ caokhông có biện pháp thay nước hay si phong xử lý chất thải. Lượng chất thải và thức ăn thừa của tôm tồn đọng dưới đáy ao phân hủytrong điều kiệnkỵ khí (không có ôxy) nên vi khuẩn khử lưu huỳnh tạo ra H2S, nằm ở phía dưới lớp bùn đáy và thường có màu đen
H2S cũng sinh ra ở lớp đất trầm tích chủ yếu là do các vi sinh vật khử sulfate, có thể khuếch tán vào lớp nước mặt bên trên và trong cột nước.
Nuôi tôm lót bạt thường nuôi mật độ cao thức ăn dư thừa tồn đọng cùng với các chất lơ lửng trongnước ao sẽ lắng tụ dưới đáy ao lâu ngày không được xử lý cũng sẽ gây ra lượng khí độc trong ao.
pH có liên quan đến sự tồn tại của các dạng sulfide (H2S, HS–, S2-), dạng tự do (H2S) thì rất độc đối với cá nhưng phân ly thành các ion (HS–, S2-) thì chúng không độc, do đó kiểm soát chênh lệch pH trong ao nuôi cũng là yếu tố quan trọng để tránh sự hình thành H2S trong ao nuôi.
Tảo cũng là vấn đề đối với việc H2S bùng phát, tảo quá nhiều và khi tảo tàn và lắng xuống đáy ao. Ao đất cát hoặc xốp mực nước sâu, trong điều kiện yếm khí sẽ tạo ra H2S.
Bảng so sánh tính độc của H2S với NH3 và NO2
Tác hại của H2S trong ao nuôi tôm
Khí độc H2S ngăn không cho tôm lấy Oxy, gây stress và giảm sức đề kháng. Nếu tiếp xúc trong thời gian ngắn thì tôm yếu dần, bơi chậm chạp, giảm sức đề kháng và dễ nhiệm bệnh.Nó cũng có thể gây phá hủy mô, tổn thương các cơ quan mềm như mang, ruột, thành dạ dày và gan tụy.
H2S gây thiếu hụt ôxy trầm trọng, tác động rất xấu đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm nuôi. Nồng độ H2S trong nước ao từ 0,01 đến 0,02 ppm thì tôm nuôi sẽ bị nhiễm độc và chết hàng loạt.
Dấu hiệu nhận biết tôm nhiễm khí độc H2S và nguyên nhân
Biện pháp phòng tránh và xử lý H2S
Thường xuyên kiểm tra hàm lượng H2S trong ao nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời. Công ty Tin Cậy có cung cấp bộ test so màu H2S trong ao nuôi thủy sản để cho bà con tiện theo dõi hàm lượng H2S
→ Tham khảo chi tiết sản phẩm: Test nhanh H2S trong ao nuôi
Hoặc có thể Kiểm tra H2S bằng cách cấy mẫu bùn đáy tại hố bùn:mẫu bùn đáy lấy ở độ sâu 2 – 5cm và cấy trên đĩa TCBS. Vibrio thông thường cho khuẩn lạc màu xanh lá hoặc vàng trong khi vi khuẩn khử sulfate cho khuẩn lạc có màu đen. Nếu nhìn thấy khuẩn lạc đen trên đĩa cấy có nghĩa là H2S đang được tạo ra.
Biện pháp phòng tránh hình thành H2S trong ao nuôi
Đầu vụ nuôi nên cải tạo đáy ao để tránh hiện tượng khí độc tồn đọng ở đáy ao bùng phát trong quá trình nuôi. Trong quá trình cải tạo đáy ao quý bà con có thể xử dụng sản phẩm NOVA-AQUABAC với công dụng hấp thu khí độc và làm sạch đáy ao và nước ao nuôi tôm,BIO-TC7 DB Men xử lý đáy, phân giải khí độc, hấp thu thức ăn dư thừa
Trong quá trình nuôi cần kiểm soát lượng thức ăn, tránh cho ăn dư thừa gây tồn đọng trong ao và phát sinh khí độc. Đồng thời cũng kiểm soát lượng chất thải của tôm. Công Ty Tin Cậy giới thiệu đến quý bà con các sản phẩm như: Chế phẩm sinh học EM1 chuyên xử lý bùn đáy ao nuôi tôm, tiêu hủy thức ăn thừa còn tồn đọng, giảm thiểu bệnh và các loại khí độc, ổn định môi trường nước. Giúp các loại tảo có lợi cho tôm phát triển, cân bằng và duy trì độ pH cho nước ao nuôi tôm, giúp tôm lớn khỏe mạnh…, ZEOBAC dạng bột chuyên phân hủy mùn bã hữu cơ, chất thải của tôm cá, hấp thu trong môi trường nước, lắng tụ các chất lơ lững trong nước ao nuôi.
Cách xử lý ao khi bị nhiễm H2S
Ao phải thoáng, có trang bị đầy đủ hệ thống sục khí để làm tăng Oxy hòa tan trong nước và giải phóng khí độc và cung cấp đủ Oxy cho tôm. Khi ao bị nhiễm H2S thì Oxy trong ao sẽ giảm mạnh khiến tôm bị ngạt, cần sục khí mạnh và kết hợp sử dụng sản phẩm tạo Oxy hòa tan nhanh trong ao để cung cấp kịp thời lượng Oxy thiếu hụt cho tôm. Tin Cậy xin giới thiệu đến bà con dòng sản phẩm NOVA-OXYGEN. Cung cấp kịp thời lượng Oxy thiếu hụt và hấp thu khí độc trong ao nuôi.
→ Tham khảo chi tiết sản phẩm: Oxy cấp cứu cho ao nuôi – Nova Oxygen
Khi ao bị nhiễm H2S thường có mùi hôi thối, màu nước không được đẹp, nếu hàm lượng lớn có thể làm tôm nổi đầu, tấp mé. Nếu có hiện tượng trên quý bà con nên có biện pháp giảm ăn, tăng sục khí kèm sử dụng sản phẩm NOVA-YUCCA PLUSđể cấp cứu tôm và xử lý mùi hôi thối trong ao.
→ Tham khảo chi tiết sản phẩm: Chế phẩm hấp thu khí độc Yucca
Hạn chế tác động đến nền đáy ( thăm dò tôm, thu tỉa …) nếu không cần thiết để tránh hiện tượng khí độc ở đáy ao thoát ra ngoài và ảnh hưởng đến tôm nuôi.
Ổn định pH trong khoảng 7,8 – 8,3 trong suốt vụ nuôi. Khoảng dao động pH trong ngày phải nhỏ hơn 0,4.
Ổn định môi trường, hạn chế tảo bùng phát.Khi tảo tàn, pH sẽ giảm đột ngột và chất hữu cơ lơ lững trong nước tăng nhanh kết quả là làm giảm Oxy trong nước, tăng mật độ hại khuẩn và tăng hàm lường các loại khí độc.
Lời kết
Hy vọng với những thông tin mà Tin Cậy cung cấp có thể giúp bà con chúng ta có được những biện pháp phòng tránh cũng như xử lý H2S phát sinh trong ao để có một mùa vụ bội thu mang lại nhiều lợi nhuận.
Mọi thắc mắc về “Tác hại của H2S và cách xử lý trong nuôi tôm”, xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ:Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P.Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức, Tp.HCM
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671
Email: hiennguyen@tincay.com; kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com