Quản Lý pH Trong Ao Nuôi Tôm

Trong nuôi tôm, pH nước thay đổi sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố lý, hóa, sinh của môi trường và sức khỏe của tôm nuôi. Tuy nhiên, thông số này bà con thường ít quan tâm và theo dõi dẫn đến nhiều vấn đề xảy ra liên quan đến việc biến động pH trong ao nuôi tôm. Cùng Tin Cậy tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc biến động pH trong ngày và biện pháp làm ổn định khi pH biến động cao ảnh hưởng đến tôm nuôi.

1. Ảnh hưởng của pH tới tôm:

  • pH nước biến động nhiều sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến tôm. Nước pH thấp thì có tính acid, pH cao thì có tính kiềm. pH lý tưởng cho tôm nằm trong khoảng 7-8, pH thấp có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng của tôm, tỷ lệ sống … và có thể dễ dàng nhiễm các mầm bệnh.Vì vậy bà con cần thường xuyên kiểm tra pH trong ngày ( 1 ngày thường 2 lần : sáng và chiều) để có thể nắm rõ và điều chỉnh pH kịp thời. Bà con có thể dùng bộ test hoặc bút điện tử đo pH để  có độ chính xác cao .

→ Tham khảo chi tiết sản phẩm: Kiểm tra nhanh pH – Test pH Sera

→ Tham khảo chi tiết sản phẩm: Bút đo pH cầm tay HI98107

  • pH tăng cao dẫn đến nồng độ khí độc NH3 (Amoni) tăng cao, nếu hàm lượng khí NH3  cao là một trong những nguyên nhân khiến cho tôm chậm lớn, dễ nhiễm bệnh và đặc biệt có thể chết hàng loạt. Đây cũng là yếu tố khiến cho tôm tấp mé, nổi đầu, tỷ lệ sinh trưởng phát triển giảm.
  • pH giảm làm nồng độ H2S tăng cao, đây là loại khí độc cực hại gây độc cho tôm, nếu H2S nhiều có thể gây cho tôm ngạt thở, chết hàng loạt hoặc nhiễm các mầm bệnh virus, vi khuẩn do tôm bị giảm sức đề kháng.
Quản lý pH trong ao nuôi tôm
Quản lý pH trong ao nuôi tôm

Trong quá trình nuôi, để tránh hiện tượng pH cao hay thấp quá, cần bổ sung thêm chế phẩm sinh học. Mục đích trực tiếp của chế phẩm sinh học nhằm duy trì chất lượng nước, đáy ao, nguồn nước ao nuôi được sạch hơn (chất lượng nước ao nuôi thủy sản phụ thuộc vào số lượng vi khuẩn phân hủy, nhiệt độ, môi trường nước, hàm lượng ôxy trong ao). Mục đích gián tiếp của chế phẩm sinh học nhằm hạn chế tác động của dịch bệnh ổn định và duy trì sự phát triển của tảo, tăng sự phát triển phiêu sinh động, giảm thiểu sự biến động pH. Các loại chế phẩm hiện nay trên thị trường rất nhiều, tuy nhiên nên chọn loại chế phẩm sinh học có nguồn gốc là các vi sinh vật sống, được làm từ các chủng như Nitrobacteria, Nitrosomonas, Bacillus

Tin Cậy giới thiệu tới bà con dòng Chế phẩm sinh học EM AQUA với những chuẩn vi sinh có lợi cho nước, cải tạo ao, phân hủy thức ăn dư thừa, ổn định pH ao nuôi,…giúp tôm khỏe mạnh.

Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên dùng cho thủy sản
Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên dùng cho thủy sản

→ Tham khảo chi tiết sản phẩm: Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên dùng cho thủy sản

2. Kiểm soát pH trong ao nuôi:

Hạ pH

Trong trường hợp pH tăng cao trong quá trình nuôi, nếu pH > 8,3 vào buổi sáng, có thể dùng đường cát hoặc mật rỉ đường với liều lượng 0,3 kg/1.000 m2, tạt đều khắc ao. Đây được xem là phương pháp hạ pH trong ao nuôi tôm hiệu quả và thân thiện với môi trường thường được bà con sử dụng nhất.

Quan sát và điều khiển lại độ tảo trong ao, nếu lượng tảo phát triển quá lớn cũng sẽ làm ảnh hưởng đến độ pH trong ao nuôi tôm vì vậy để hạ độ pH trong ao nuôi cũng cần phải diệt rong rêu, cỏ dại và hạn chế tảo phát triển. Sử dụng EM AQUA  vào buổi tối từ 8-10h tối với liều lượng 5-10lit cho 1000m2 bề mặt ao để giảm mật độ tảo thông qua đó hạ độ pH trong nước thấp xuống.

Tăng pH:

Đối với tôm, nếu pH trong ao nuôi xuống thấp rất dễ gặp tình trạng tôm bị dính chân không thể rút ra khỏi vỏ khi lột xác. Trường hợp này thường xảy ra sau thời gian mưa lớn kéo dài. Bởi sau mỗi trận mưa axit từ bờ ao bị rửa trôi, xả xuống làm pH giảm.

Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước ao. Trước những cơn mưa lớn cần rải vôi tôi Ca(OH)2 xung quanh bờ ao với lượng 10 – 20 kg/m2 để tránh hiện tượng pH giảm thấp đột ngột.

Trong trường hợp muốn pH tăng nhanh, nên sử dụng 50 – 100 kg Ca(OH)2, bón  khi trời mát, chiều tối hoặc trời mưa. Hòa tan trong nước thật loãng rồi té khắp ao, kiểm tra pH rồi có thể tăng liều lượng. Để đo độ ổn định pH chính xác, cần chờ sau khi tạt vôi tối thiểu 2 giờ. Cũng có thể sử dụng vôi CaCO3, nhưng tác động tăng pH sẽ chậm hơn.

Theo dõi các chỉ số nước hằng ngày để có biện pháp kịp thời - Quản lý pH trong ao nuôi tôm
Theo dõi các chỉ số nước hằng ngày để có biện pháp kịp thời – Quản lý pH trong ao nuôi tôm

→ Tham khảo thêm các sản phẩm Test chỉ tiêu nước: Test sera – Kiểm tra nhanh các chỉ tiêu nước

Tóm lại, những biện pháp giảm pH hay tăng pH chỉ là biện pháp cải thiện nhất thời để giảm tác hại đáng kể cho tôm. Bà con vẫn nên ổn định nguồn nước ao nuôi suốt vụ nuôi bằng các biện pháp quản lý ao như sử dụng vi sinh, sử dụng khoáng chất, cho ăn không dư thừa … để hạn chế các loại khí độc để khi pH biến động thì các loại khí độc này bùng phát nhưng ở nồng độ cho phép và ít gây ảnh hưởng tới tôm nhất.

Kính chúc bà con có những vụ nuôi thành công!!!


Mọi thắc mắc về “Quản lý pH trong ao nuôi tôm”, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: [email protected]; [email protected], [email protected]

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Contact Me on Zalo