Phòng Bệnh Hoại Tử Gan Tụy Cấp Ở Tôm Thẻ Chân Trắng
Cuối những năm 2011, 2012, bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm xuất hiện ở ĐBSCL bùng phát thành dịch, gây thiệt hại hơn 97.000 hecta vuông tôm. Khi đó, các nhà khoa học Việt Nam mới nghiêm túc ngồi lại với nhau để tìm hiểu nguyên nhân gây ra trận dịch này. Cập nhật đến năm 2020, bệnh hoại tử gan tụy cấp (còn gọi là bệnh chết sớm EMS), ngoài tác nhân lớn là vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus thì còn do những nhóm vi khuẩn khác góp sức hình thành, phá hủy hệ thống gan tụy, gây bệnh cho tôm.
Môi trường nước nhiều chất hữu cơ, độ mặn cao, pH cao, nhiệt độ cao, tảo lên nhiều như mùa này, là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn Vibrio tăng sinh. Chúng sẽ nhân sinh khối lên rất nhanh, hình thành màng biofilm, tạo thành độc tố, gây bệnh hoại tử gan tụy cấp cho tôm thẻ. Nếu không xử lý kịp thời, tôm sẽ chết trong vòng 4-5 ngày. Hiện nay, cũng có nhiều dòng vi khuẩn khác gây ra bệnh gan tụy, chuyển thành dòng mãn tính, tỉ lệ chết không nhiều như EMS.
Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản
Giai đoạn tôm dễ bệnh nhất
Bệnh gan tụy thường xuất hiện trong giai đoạn tôm 20 – 40 ngày tuổi, đây là giai đoạn rất nhạy cảm. Vì trao đổi chất trong gan tụy tôm không tương thích được với tăng trưởng về chiều dài và cơ thịt của tôm. Giai đoạn 30 – 35 ngày, tôm tăng trưởng mạnh, nếu cho ăn nhiều là gan không tốt ngay. Hơn nữa, nhiệt độ cao, môi trường biến động gây stress cho tôm, làm giảm đi chức năng miễn dịch, tôm dễ mắc bệnh nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn, ở đây là vi khuẩn Vibrio.
Dấu hiệu nhận thấy tôm đã nhiễm bệnh
Khi tôm nhiễm bệnh, buổi sáng là dễ thấy nhất. Quan sát thấy tôm bơi là đà trên mặt nước, kiểm tra nhá thấy thân tôm chuyển sang màu nâu nâu, gan bị sưng, teo, hoặc vỡ gan (trường hợp bị nặng), đường ruột trống. Tôm chết sẽ được tha vào nhá.
Cách giải quyết tức thời khi biết tôm nhiễm bệnh
Khi phát hiện tôm vừa bị sưng gan, bà con thường làm gì? Thường là bà con sẽ cắt cử, kèm theo trộn kháng sinh Oxytetracyline HCl vào thức ăn trong các cữ còn lại. Đồng thời khử trùng nước, tạt vi sinh liều cao để ức chế khuẩn hại. Nếu may mắn thì sẽ thành công.
Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản
Hầu hết hoại tử gan tụy điều trị thành công lần đầu, 5 – 7 ngày sau phải trị tiếp, nếu không thì sẽ bị tái lại, và khi tái lại sẽ rất khó trị. Có những trường hợp đã điều trị nhưng không hiệu quả, bởi vì mỗi ao là mỗi môi trường khác nhau, rất khó để áp dụng cùng 1 công thức cho tất cả các trường hợp. Quan trọng nhất là kinh nghiệm của bà con, phải đánh giá được tỷ lệ cảm nhiễm trên bầy (tỷ lệ tôm bệnh/tỷ lệ cả bầy), nếu tỷ lệ này quá cao thì nên dừng việc điều trị để không mất tiền vô ích.
Bệnh gan tụy khó trị, vì vậy, Tin Cậy khuyến cáo bà con, quan trọng nhất chỉ có thể là phòng bệnh.
Cách phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp
Trước khi thả nuôi
- Đối với tôm giống: lựa chọn mua giống tốt, khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh. Bà con nên mua con giống đã được xét nghiệm PCR. Mua giống rõ nguồn gốc xuất sứ từ các công ty uy tín.
- Cải tạo và sát trùng ao nuôi cẩn thận trước khi thả tôm:
- Đối với bà con nuôi ao bạt, cơ bản là đã làm rất tốt công đoạn này. Để phòng ngừa tốt hơn thì bà con nên diệt khuẩn bằng Chlorine với liều nặng hơn (40-45ppm), sau 48 giờ thì cấy lại vi sinh.
- Đối với bà con nuôi ao đất, nên mở rộng diện tích ao lắng, tốt nhất là 3 ao nuôi thì phải có 2 ao lắng. Hơn nữa, phải nghiên cứu thiết kế hệ thống xi phông đơn giản để loại bỏ bớt chất thải càng nhiều càng tốt.
-
- Nuôi ao đất cũng nên cố gắng để có ao vèo, tầm 100m3 đổ lại là được. Tôm 22 – 24 ngày mới cho ra ao nuôi. Ương trong ao vèo để lướt qua được giai đoạn nhạy cảm dễ bị nhiễm bệnh, tôm có đà phát triển tốt.
- Nước phải thật sạch, gây màu chuẩn rồi mới thả tôm. Phải dời lại ngày thả tôm nếu cần phải xử lý thêm.
- Loại bỏ hoàn toàn chất độc, kim loại nặng có trong ao. Bà con sử dụng khoáng Zeolite để hấp thu khí độc, giảm kim loại nặng, làm sạch nước, phân hủy xác tảo.
→ Tham khảo chi tiết sản phẩm: Zeolite xử lý nước ao tôm
Trong khi nuôi
- Sử dụng thức ăn chất lượng tốt. Bổ sung vitamin C, men tiêu hóa, khoáng ăn, chất điện giải vào thức ăn để tăng cường tiêu hóa và miễn dịch cho tôm.
- Quản lý chất lượng nước ao nuôi thật tốt:
- Thường xuyên kiểm tra các chỉ tiêu về pH, kiềm, oxy hòa tan, khoáng Ca/Mg/K, khí độc NH3, NO2. Bà con có thể liên hệ 0902 650 369 để biết giá và cách sử dụng những loại test nhanh này.
- Quan sát màu nước, nếu tảo độc xuất hiện thì phải cắt tảo ngay và cấy lại tảo non. Có thể cắt tảo bằng cách kết hợp chlorine, đồng sulphat và EDTA. Hòa đồng sulphat (2kg CuSO4/1.000m3 nước) và EDTA (0.5kg EDTA/1.000m3 nước) vào nước sạch, ngâm qua đêm rồi đánh vào sáng tôm sau. Cu kết hợp với EDTA tạo phức, cắt được tảo mà không gây độc cho tôm. Hoặc biện pháp an toàn hơn là đánh vi sinh liều cao (2-3 lit EM Aqua/1.000m3 nước) vào 9-10 giờ đêm, 3 đêm liên tục.
- Định kỳ lấy mẫu nước ao đi kiểm tra khuẩn, nếu khuẩn cao thì mới diệt khuẩn, không nhất thiết phải diệt khuẩn liên tục, vô tội vạ. Diệt khuẩn bằng BKC (đối với tôm trên 30 ngày tuổi), iodine hoặc virkon.
Tin Cậy đang có chương trình sale, mua Combo 20 Lit EM Aqua và 45 kg Chlorine Noclon 70G Tosoh, giá chỉ còn 3.500.000 VNĐ.
Trên đây, Tin Cậy đã chia sẽ với quý bà con cách phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm, tốt nhất vẫn là sử dụng men vi sinh suốt vụ an toàn và hiệu quả. Chúc bà con áp dụng thành công.
Tác giả: Trinh Nguyễn
Mọi thắc mắc về “Cách phòng ngừa bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm thẻ chân trắng”, xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Facebook: Thủy Sản Tin Cậy