Phòng Bệnh Gan Tụy Trên Tôm Thẻ Chân Trắng
Tôm thẻ chân trắng bị bệnh gan nếu không được phát hiện kịp thời có thể gây chết 100% ao nuôi. Do đó, bà con nuôi tôm cần nắm được những nguyên nhân và cách phòng trị bệnh gan tụy trên tôm thẻ để có cách phòng chống và xử lý hiệu quả nhất. Trong bài viết này, Tin Cậy sẽ hướng dẫn bà con một vài biện pháp phòng ngừa hiệu quả cho tôm.
Nguyên nhân và dấu hiệu
1.Nguyên nhân:
Chất dinh dưỡng, quản lý thức ăn, môi trường nước ao nuôi, điều kiện khí hậu tạo điều kiện cho vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus bùng phát, tác nhân khiến tôm thẻ chân trắng bị bệnh gan. Trong đó, vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus là tác nhân chính gây bệnh, nó có khả năng xâm nhập cơ thể qua đường tiêu hóa, tồn tại và phát triển mạnh trong đường ruột của tôm.
2.Dấu hiệu nhận biết
Những dấu hiệu mà mắt thường có thể nhìn thấy được:
- Thường xảy ra trong tháng nuôi đầu, tôm còn nhỏ nên khó phát hiện hơn bình thường
- Tôm bệnh bơi lờ đờ, tấp mé, có khi rớt đáy rất nhanh
- Gan tụy sưng, nhũn, nhạt màu, hoặc teo gan ( chai , cứng), sậm màu. Gan tụy bị phá hủy do nhiễm khuẩn
- Vỏ mềm, ruột ít hoặc không có thức ăn, nếu tôm bị bệnh gan tụy thường có biểu hiện đục cơ
Nguồn: xulyaotom.com
Cách phòng trị bệnh gan tụy trên tôm:
- Cách phòng trị hiệu quả nhất là chọn giống tốt và khỏe mạnh: Tối thiểu post 10 nếu tôm thẻ và post 12 nếu tôm sú, gan tụy lấp đầy vỏ đầu ngực, quan sát kính hiển vi thấy nhiều giọt dầu. Tuyệt đối không chọn tôm phát sáng. Nên mua giống từ những trại có uy tín và tên tuổi để được chất lượng con giống tốt
- Hãy kiểm tra mật độ vi khuẩn nước ao nuôi tôm thẻ, trong đất và trên tôm giống để chắc rằng mật số của Vibrio luôn ở mức đảm bảo. Và môi trường phù hợp để thả tôm
- Chuẩn bị ao nuôi đúng quy trình, trại nuôi nên có ao lắng, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học; có các biện pháp xử lý mầm bệnh đối với các ao nuôi đã từng xuất hiện ở vụ trước, nên có thời gian phơi và cày đáy ao đủ lâu giữa các vụ nuôi thường từ 3 -5 ngày phơi ao.
- Thả mật độ vừa đủ: Tôm thẻ thả dưới 150 con/m2 tôm thẻ, cần chủ động thu tỉa khi ao tôm đạt ngưỡng (1,3-1,5 kg/m2).
- Kiểm soát chặt chẽ thức ăn:
- Kiểm tra trọng lượng tôm vào ngày nuôi thứ 20 để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
- Chủ động giảm thức ăn khi thời tiết thay đổi (oi bức, mây mù, mưa gió, bão) và môi trường ao biến động (xử lý hóa chất, rớt tảo, tôm nổi đầu, lột xác đồng loạt).
Giữ môi trường ổn định:
- Giữ pH sáng tối thiểu 7 -8 . Độ kiềm lúc thả tôm cần đạt 100 ppm và tăng dần đến 150 ppm ở cuối vụ để đảm bảo lượng khoáng cho tôm lột và cứng vỏ.
- Duy trì hàm lượng Oxy trên 3 ppm tại vùng rìa khu vực chất thải và trên 4 ppm trong tầng nước.
- Hạn chế hiện tượng nước ao phát sáng trong tháng nuôi đầu. Nếu xảy ra thì thay nước giảm độ mặn và sát trùng, sau 24 tiếng cấy vi sinh trở lại. Khi phát hiện tảo đậm người nuôi không nên sử dụng hóa chất cắt tảo mà cần cắt giảm thức ăn kết hợp với tăng lượng vi sinh cho đến khi màu tảo trở lại bình thường.
- Loại bỏ tảo độc (nước ao màu xanh lam hoặc đỏ đậm) bằng cắt giảm mạnh thức ăn kết hợp với vi sinh.
→ Tham khảo chi tiết sản phẩm: Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên dùng cho thủy sản
Chủ động phòng bệnh
Trộn vi sinh đường ruột vào thức ăn công nghiệp với vi sinh có chứa các loại vi khuẩn gốc Bacillus. Trộn vitamin C hay EM-Tỏi để cho tôm ăn nhằm tăng sức đề kháng cho tôm.
Với các nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và trị bệnh như trên Tin Cậy hy vọng sẽ làm cơ sở để bà con có thể chủ động phòng bệnh ngay từ ban đầu cho ao nuôi để mang lại mùa vụ bội thu một cách thuận lợi.
Kính chúc bà con có những vụ nuôi thành công!!!
Tác giả: Lâm Hiệp
Mọi thắc mắc về “Cách phòng bệnh gan tụy trên tôm thẻ chân trắng”, xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Facebook: Thủy Sản Tin Cậy