Nuôi Tôm Không Kháng Sinh Trong Ao Tròn
Hiện nay ngành Nông Nghiệp nói chung và ngành Thủy Sản nói riêng đang đối phó với thực trạng một số hộ nuôi hay bà con lạm dụng việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản đặc biệt là trong nuôi tôm dẫn đến việc tồn dư dư lượng kháng sinh ảnh hưởng trực tiếp đến người sử dụng và ảnh hưởng đến việc xuất khẩu sản phẩm thủy sản tôm giá trị cao của chúng ta.
1. Tồn dư dư lượng kháng sinh và tác hại:
- Nguyên nhân:
-
- Tồn dư kháng sinh là hiện tượng kháng sinh vẫn còn tồn đọng trong tôm sau khi thu hoạch ở dạng nguyên chất hay đã chuyển hóa, gây hại trực tiếp đến người sử dụng. Sở dĩ có việc tồn dư dư lượng kháng sinh là do bà con chưa tuân thủ chặt chẽ quy định cũng như cách ngưng sử dụng kháng sinh trước khi thu hoạch.
- Việc bà con sử dụng kháng sinh để phòng trị bệnh nhưng vô tình sử dụng sai chỉ định, sai cách và quá liều dẫn đến kháng sinh còn tồn đọng trong con tôm.
- Tác hại:
-
- Một khi kháng sinh đã tồn lưu trong tôm thì không có phương pháp nào để loại bỏ trong quá trình chế biến, bảo quản. Tùy từng loại kháng sinh mà có thể gây hại tức khắc hoặc tồn đọng đến một thời điểm thích hợp sẽ gây ảnh hưởng đến người sử dụng
- Một số loại kháng sinh và hậu quả gây ra nếu còn tồn đọng trên tôm:
STT | Tên Kháng Sinh Cấm | Ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng |
1 | Chloramphenicol | Gây thiếu máu, ung thư máu hoặc tử cung |
2 | Enrofloxacin | Gây mù lòa vĩnh viễn |
3 | Ronidazole | Chất có khả năng gây đột biến, gây ung thư và gây độc cho phổi |
-
- Ngoài ra tình trạng lạm dụng kháng sinh còn gây ra hiện tượng kháng thuốc, lờn kháng sinh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vật nuôi cũng nhưng môi trường.
- Về kinh tế: việc tồn dư những chất kháng sinh cấm làm nhiều lô hàng tôm xuất khẩu không đạt những chỉ tiêu chất lượng và bị trả về gây tổn thất nặng nề cho nền kinh tế của nước ta. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp và người nuôi tôm khiến họ hao hụt về kinh tế.
2. Nuôi tôm không kháng sinh ở Bà Rịa-Vũng Tàu:
Với những quy chuẩn nghiêm ngặt về kháng sinh của thị trường nước ngoài khi chúng ta xuất khẩu. Thì việc nuôi tôm với mô hình sạch không kháng sinh đã và đang được rất nhiều hộ nuôi triển khai. Mô hình nuôi tôm trong ao nổi hay còn gọi ao tròn hiện nay đang là xu hướng mới cho bà con vì nắm bắt được nhiều lợi ích cũng như tiết kiệm được chi phí bền vững qua nhiều mùa vụ. Tin Cậy được cơ hội tham qua cũng như học hỏi mô hình nuôi tôm thẻ sạch không kháng sinh trong quy mô 15 ao nổi của Anh Đức An tại Vũng Tàu và chia sẻ lại cùng với bà con học hỏi.
Hiện hệ thống ao nuôi của anh Đức An được quản lý kỹ thuật và chịu trách nhiệm vi sinh bởi anh Nghiêm, Anh Vương chịu trách nhiệm về hệ thống cấp thoát nước. Cùng với gần 15 anh chị em công nhân cho hệ thống hơn 15 ao nuôi bao gồm ao nổi và ao bạt của Anh Đức An.
3. Xử lý nước và nuôi cấy vi sinh trước khi thả tôm:
- Ao lắng và ao nuôi được chà rửa sạch sẽ sau mỗi vụ để loại bỏ cặn bẩn, mầm bệnh từ vụ trước
- Ao lắng cũng được lót bạt để tránh những vi sinh vật hay mầm bệnh có hại từ nền đất xâm nhập vào môi trường nước
- Ao lắng được xử lý thuốc tím và PAC trợ lắng cặn bẩn và được ngăn cách qua nhiều màn ngăn để lọc bớt cặn bẩn để chuyển sang ao lắng khác để xử lý nước giai đoạn tiếp theo (những chất diệt khuẩn và trợ lắng này đều được cho phép xử dụng trong thủy sản và không gây hại cho người sử dụng.)
- Sau khi xử lý thuốc tím và PAC xong thì nước được luân chuyển sang ao lắng tiếp theo để xử lý Clorine . Ở giai đoạn này nước được diệt khuẩn với Clorin với nồng độ lên đến 70% , diệt gần như 90% vi khuẩn trong nước, khiến nước trong và sạch hoàn toàn.
Sau khi nước trong ao lắng hết hoàn toàn Clo thì chuyển sang ao sẵn sàng ( Ao chứa nước sử dụng nuôi tôm) để cấy vi sinh, tạo môi trường thích hợp cho tôm để thả nuôi.
4. Quá trình nuôi và biện pháp quản lý phòng tránh dịch bệnh:
- Anh Đức An sử dụng hệ thống máy cho ăn tự động để hẹn giờ cho ăn trong ao nuôi tôm của mình. Với hệ thống này anh có thể định lượng và kiểm soát được lượng thức ăn cho tôm ăn mỗi ngày nhằm có hướng tăng hoặc giảm để phù hợp với chi phí và với mức tiêu thụ của tôm
- Nếu bà con không trang bị được hệ thống cho ăn tự động để kiểm soát lượng thức ăn thì bà con nên thường xuyên kiểm tra nhá sau mỗi lần cho ăn để đánh giá được số lượng thức ăn tôm ăn mà điều chỉnh cho lần sau tăng hoặc giảm
- Thường xuyên kiểm tra các chỉ tiêu khí độc cũng như các chỉ tiêu về khoáng trong ao nuôi để có biện pháp điều chỉnh kịp thời.
- Với việc hoàn toàn không sử dụng thuốc, kháng sinh vào quy trình ao nuôi thì bà con cần đảm bảo ngay từ ban đầu về chất lượng con giống, chất lượng nước và chất lượng thức ăn. Đồng thời kiểm tra chặt chẽ các biến động thay đổi các chỉ tiêu trong ngày để có biện pháp khắc phục kịp thời
- Một số bà con ở các tỉnh Đồng bằng sông cửu long đã và đang sử dụng sản phẩm men vi sinh của Tin Cậy hết sức hiệu quả và đạt sản lượng lớn đi cùng chất lượng con tôm sạch không chứa dư lượng kháng sinh.
Với quy mô lớn và quy trình chặt chẽ, anh Đức An đã thành công trong mô hình nuôi tôm không kháng sinh trong ao nổi ở Bà Rịa Vũng Tàu. Và với sự nhiệt huyết của mình trong ngành tôm sạch, anh đã không ngần ngại mời chúng tôi xuống tham quan và chỉ sẻ mô hình này tới bà con nông dân. Để ngành tôm có thể phát triển và lớn mạnh hơn nữa tạo nguồn lợi kinh tế cho đất nước cũng như thu nhập ổn định cho bà con.
Tin Cậy kính chúc bà con có những vụ nuôi thành công!!!
Mọi thắc mắc về “Nuôi Tôm Không Kháng Sinh Trong Ao Tròn”, xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc,P. Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức, Tp.HCM
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincay@tincay.com; tincaygroup@gmail.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy