Những Con Đường Lây Truyền Bệnh Trong Môi Trường Nuôi Tôm
Dịch bệnh do vi khuẩn, virus, tảo độc, kí sinh trùng,.. gây ra những thiệt hại nặng nề ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh tế của bà con nuôi tôm. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những con đường lây truyền bệnh trong ao nuôi tôm từ đó đưa ra các giải pháp quản lý, kiểm dịch giúp ngăn chặn việc lây lan dịch bệnh hạn chế thiệt hại cho bà con.
Những con đường lây truyền bệnh trong môi trường nuôi tôm
- Vật tư trang thiết bị: quạt nước, sục khí, đĩa oxy, lưới, xô,…không được vệ sinh khử trùng kỹ, không tuân thủ quy tắc an toàn, sử dụng chung giữa các ao là con đường lây lan mầm bệnh
- Nguồn nước: Nguồn nước cấp cho ao nuôi không được diệt khuẩn kỹ, nguồn nước bị nhiễm khuẩn, mầm bệnh đã có sẵn trong môi trường nước lây lan lây bệnh cho tôm nuôi. Hoặc sử dụng lại nguồn nước cũ đã bị nhiễm bệnh ở vụ nuôi trước mà không được xử lý triệt để.
- Đáy ao nuôi: mầm bệnh đã tích tụ nhiều ở dưới đáy ao thấm sâu vào trong bùn đất, khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi chúng sẽ phát triển, tấn công lây lan dịch bệnh
- Vật chủ trung gian mang mầm bệnh: cá tạp, ốc đinh, hến, chem chép, ếch, nhái, cua còng hoang dã,…đã mang sẵn mầm bệnh chúng di chuyển vào ao nuôi gây hại cho tôm.
- Mầm bệnh truyền từ bố mẹ: Bệnh đã có sẵn trong tôm do bị nhiễm mầm bệnh từ bố mẹ
- Sinh vật khác: Chim, cò,…
- Con người: Di chuyển qua lại giữ các khu vực không tuân thủ quy tắc an toàn sinh học. Đi từ khu vực nhiễm bệnh sang khu vực không bệnh, quần áo, giày dép, tay chân bị dính khuẩn, không khử trùng khi xuống ao.
- Truyền qua vỏ kitin: Vi khuẩn, virus sẽ xâm nhập vào vỏ kitin rồi theo cơ quan tuần hoàn gây bệnh cho tôm
- Truyền qua đường hô hấp: Vi khuẩn, virus qua mang vào cơ thể tôm gây hại
- Truyền qua cơ quan tiêu hóa: Vi khuẩn, virus theo thức ăn vào miệng, ruột vào cơ quan tiêu hóa và xâm nhậm gây hại đến các cơ quan trong cơ thể.
Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản
Giải pháp hạn chế lây truyền bệnh trong môi trường nuôi tôm
- Chọn con giống chất lượng tốt, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đã qua kiểm dịch không bị dịch. Nếu tôm bị nhiễm bất kỳ một tác nhân gây bệnh nào, cần phải được tiêu hủy ngay, không nên thả nuôi. Các mẫu bùn trong ao hoặc mẫu nước đều nên xét nghiệm trước.
- Bà con nên có ao lắng để xử lý nguôn nước: nước được lắng trong ao, được xử lý các mầm bệnh, giảm tính độc hại của các loại hóa chất dùng trong việc xử lý nước. Sử dụng ao lắng nhằm quản lý chặt chẽ chất lượng nước trước khi cấp nước vào ao nuôi. Có nguồn nước sạch khuẩn dự trữ cấp vào ao nuôi khi ao nuôi gặp sự cố cần phải thay nước.
- Giai đoạn cải tạo ao, diệt tạp thật kỹ lưỡng: sử dụng lưới lọc mắc lưới nhỏ khi cấp nước vào ao để loại bỏ cá tạp, ốc đinh, hến, chem chép,…
- Lập rào lưới ngăn chặn ếch, nhái, cua còng hoang dã,…xâm nhập vào ao.
- Hạn chế người ra vào ao nuôi, xây dựng quy trình khử trùng cho công nhân định kỳ và toàn bộ trại nuôi. Cần tuân thủ các biện pháp vệ sinh để tránh mang mầm bệnh vào ao nuôi
- Lựa chọn sử dụng thức ăn đảm bảo chất lượng, thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh lượng thức ăn để tránh tình trạng dư thừa thức ăn trong ao nuôi.
- Phải tuẩn thủ nguyên tắc an toàn: không được di chuyển dụng cụ, vật tư trang thiết bị từ ao này sang ao khác. Phải sử dụng riêng cho từng ao, vệ sinh khử trùng trước và sau khi sử dụng.
- Đối với những thiết bị, test kiểm tra môi trường nước,…dùng chung không được nhúng trực tiếp xuống ao mà phải dùng dụng cụ lấy nước riêng của từng ao để kiểm tra, sau khi kiểm tra mẫu nước được đổ ra kênh thoát.
- Có biện pháp để xua đuổi chim, cò,…che lưới để ngăn chặn
- Hàng ngày kiểm tra theo dõi ao tôm thường xuyên khi phát hiện có sự cố có biện pháp xử lý kịp thời tránh thiệt hại nặng nề cho bà con
- Định kỳ sử dụng chế phẩm vi sinh EM Aqua giúp xử lý môi trường nước, ổn định duy trì màu nước, phân hủy chất hữu cơ, thức ăn dư thừa tăng cường vi sinh có lợi cho ao nuôi. Với liều dùng: 5 – 10 lít EM thứ cấp (EM2 ủ từ EM Aqua gốc)/1000m3, định kỳ 5 – 7 ngày/lần. Giai đoạn nuôi sau 30 ngày tăng liều lượng sử dụng 10-15 lít/1000m3, định kỳ 3-4 ngày/lần.
Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản
Hy vọng những chia sẻ trên đây đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho người nuôi ứng dụng vào mùa vụ một cách tốt nhất. Hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo!
Tác giả: Nguyễn Hiền
Tin Cậy kính chúc quý bà con có những vụ nuôi thành công!
Mọi thắc mắc về “Những con đường lây truyền bệnh trong môi trường nuôi tôm”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ