Khí Độc Trong Ao Nuôi Và Cách Xử Lý

Trong nghề nuôi trồng thủy sản hiện nay, ngoài những vấn đề quan tâm như tình hình dịch bệnh, con giống kém chất lượng, sự biến đổi về thời tiết và những sự biến động về giá cả đầu ra, thì một vấn đề quan trọng nữ cần được lưu ý là tình hình quản lý chất lượng nước trong ao nuôi và cụ thể hơn là sự xuất hiện của các loại khí độc.  Đây là một trong những yếu tố gây khó khăn cho nhiều bà con khi nuôi bởi chúng phát sinh liên tục và thường đạt đến mức gây độc cho tôm nuôi chỉ sau một tháng nuôi ngắn ngủi. Do đó, việc xử lý khí độc trong ao nuôi tôm là vô cùng cấp thiết

Khí độc trong ao nuôi và cách xử lý
Khí độc trong ao nuôi và cách xử lý

Nguyên nhân hình thành khí độc

  • Do trong quá trình nuôi, các chất hữu cơ phân hủy yếm khí (thiếu oxy) dưới đáy ao thì sẽ phát sinh khí độc NH3, H2S, NO2,… khi nồng độ cao khiến tôm chết rải rác hoặc hàng loạt. Có nhiều nguyên nhân hình thành khí độc trong ao nuôi tôm như sau:
  • Sau vụ nuôi bà con cải tạo ao nuôi không kỹ hoặc kỹ thuật xử lý không tốt nên việc xử lý khí độc trong ao nuôi tôm không triệt để dẫn đến nguy cơ khí độc bùng phát, dịch bệnh ở vụ nuôi tiếp theo là rất lớn. Thông thường giữa các vụ nuôi sẽ có khoảng thời gian gián đoạn để xử lý ao, nhưng vì bà con nuôi liên tục nên thời gian để xử lý ao bị hạn chế.
  • Các ao nuôi lâu và nuôi liên tục thì các chất thải (thức ăn thừa, phân tôm, tảo tàn, xác tôm lột không phân hủy,…) và các mầm bệnh đã tích tụ nhiều ở dưới đáy ao và thấm sâu vào trong bùn đất. Các chất hữu cơ phân hủy yếm khí (thiếu oxy) dưới đáy ao. Bên cạnh đó còn có sự tích tụ của nhiều loại hóa chất trong quá trình nuôi. Do vậy, khi nuôi tôm (đặc biệt là các hộ nuôi thả liên tục) thì nguy cơ bùng phát khí độc là rất cao.
  • Các vấn đề liên quan đến vấn đề kỹ thuật, phần lớn bà con hiện nay chủ yếu là nuôi tôm trong ao hồ và chưa có sự quan tâm hợp lý đến vấn đề xử lý chất thải sau vụ nuôi. Nước thải từ những ao đã gặp thiệt hại do bệnh sau khi nuôi được thải ra ngoài môi trường sẽ phát tán mầm bệnh, gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là các chất thải hữu cơ khi hút bùn thải ra bên ngoài,…
Khí độc trong ao nuôi và cách xử lý
Khí độc trong ao nuôi và cách xử lý

Các loại khí độc phổ biến trong ao nuôi

1. H2S

Như chúng ta đã biết, Hydro sulfua, hydrogen sulfidehay hiđrô sunfua (công thức hóa học: H2S) là một khí gây độc, có mùi đặt trưng của lưu huỳnh là mùi trứng thối được tạo thành trong điều kiện kỵ khí gây ảnh hưởng đến hô hấp và phát triển của thủy sản, làm giảm hiệu quả nuôi của các nông hộ. Trong nước, H2S (khí) tồn tại cân bằng cùng với dạng ion HS-. Nếu pH thấp, thì dạng H2S (khí) nhiều. Sự tiếp xúc của thủy sản với các độc tố như Hydrogen Sulfide, NH3, CO2,… dễ làm tôm bị stress và từ đó có thể dẫn đến dịch bệnh.

Người ta còn gọi H2S là sát thủ thầm lặng vì khí độc H2Sluôn có trong ao và có thể gây chết tôm một cách thầm lặng hàng đêm. Mỗi vụ, người nuôi có thể mất khoảng 10% sản lượng.

Khí độc trong ao nuôi và cách xử lý
Khí độc trong ao nuôi và cách xử lý

Những điều kiện thuận lợi sinh ra H2S

  • Ao nước trong trước khi thả giống, ánh sáng chiếu xuống làm cho rêu đáy phát triển. Sau một thời gian, tảo phát triển và ngăn ánh sáng chiếu xuống đáy ao làm cho rêu đáy chết, gây ô nhiễm đáy ao.
  • Ao đáy cát và đất xốp, chất thải rút sâu vào lòng đáy, tạo môi trường yếm khí sinh ra H2
    Đối với ao lót bạt, bên dưới lớp bạt là môi trường thiếu ôxy, H2Sđược sinh ra khi chất hữu cơ thấm xuống bên dưới lớp bạt theo vết rò rỉ.
  • Ao có mực nước sâu, thiếu oxy sẽ tạo điều kiện cho H2Ssản sinh.
  • Ao bị tảo tàn và nhiều thức ăn thừa, cũng như ao phèn có pH thấp và nhiều chất thải rất thuận lợi tạo ra H2
  • Ao chứa các chất hữu cơ lơ lửng, khi các chất này lắng lại ở đáy ao sẽ tạo điều kiện thuận lợi sinh ra H2
Khí độc trong ao nuôi và cách xử lý
Khí độc trong ao nuôi và cách xử lý

Các triệu chứng tôm bị ảnh hưởng

Triệu chứng Gây ra bởi H2S
Hội chứng mềm vỏ, màu sắc bất thường ở mang và thân tôm Tiếp xúc với lượng nhỏ khí độc H2S trong thời gian dài dẫn đến stress và giảm ăn
Đen miệng, đen mang Tiếp xúc với H2S khi tôm tìm kiếm thức ăn ở khu vực đáy ao
Chết sau khi lột vỏ Khi tôm lột vỏ, chúng cần nhiều ôxy và tập trung gần khu vực bùn đáy. Nếu H2S cao thì khi lột vỏ tôm sẽ chết
Tôm giảm ăn vào cữ sáng Vào buổi sáng, pH nước và ôxy hòa tan thấp nhất, hàm lượng H2S cao ảnh hưởng đến việc bắt mồi
Hội chứng phân trắng H2S là một trong những nguyên nhân gây hội chứng phân trắng.
H2S phá hủy mô mềm trong ruột, khiến tôm phải giải phóng chất béo và chất nhầy để làm dịu đi các tổn thương
Sập tảo đột ngột H2S tạo điều kiện giải phóng phosphate tự do trong nước, kết quả tảo sập trong vòng 2 – 3 ngày
Ammonia (NH3) và Nitrit(NO2) cao H2S giết chết vi khuẩn có lợi nitrit hóa (Nitrosomonas và Nitrobacteria)
Tôm nhảy dựng Nhiệt độ cao, pH thấp, oxy thấp làm cho H2S bùng phát mạnh khiến tôm nổi đầu và búng lên mặt nước. Tỷ lệ hao 5 -15% có ao lên đến 50%

Hiện nay, Công ty Tin Cậy có cung cấp Kit thử nhanh Sunphua Hydro (H2S), đây là một trong những phương pháp đơn giản, dễ dàng và cho kết quả nhanh chóng.

Khí độc trong ao nuôi và cách xử lý
Khí độc trong ao nuôi và cách xử lý

Các bước kiểm tra

Chú ý: Nếu đã biết trước nồng độ sunphua tổng lớn thì chỉ cần lấy 3 ml nước và 4 giọt thuốc thử mỗi loại để tiết kiệm thuốc thử.

Trong nước có hai dạng sunphua là iôn sunphua HS- và khí Sunphua hydrô H2S rất độc cho tôm cá. Tổng nồng độ hai dạng được gọi là sunphua tổng. Cùng giá trị sunphua tổng, pH càng thấp thì H2S càng nhiều, càng độc.

Hướng xử lý:

  • Ngay lập tức, cắt giảm 30 – 40% thức ăn, ít nhất trong 3 ngày cho đến khi điều kiện chung trở lại bình thường.
  • Tăng cường oxy hòa tan bằng cách tăng quạt nước, tuy nhiên phải chú ý tránh sục bùn đáy ao lên khi lắp thêm quạt mới.
  • Thay nước, bổ sung vi sinh xử lý các chất hữu cơ
  • Tạt vôi và đánh khoáng để nâng kiềm (>100) và pH (7,8 – 8,3)
  • Sử dụng vi sinh chuyên xử lý H2S với tên gọi là BIO-TC7-DB do công ty Tin Cậy cung cấp

Công dụng:

  • Phân hủy các khí độc như H2S, NH3, NO2 trong ao nuôi tôm, cá.
  • Phân giải thức ăn dư thừa tích tụ dưới đáy ao.
  • Giảm các chỉ số BOD, COD, ổn định chất lượng nước. Khử mùi hôi bùn đáy ao
  • Giúp cân bằng sinh thái, giảm tỷ lệ bệnh cho tôm. Giúp tăng năng suất nuôi trồng
Khí độc trong ao nuôi và cách xử lý
Khí độc trong ao nuôi và cách xử lý

Cách sử dụng:

  • Sử dụng trực tiếp: Sử dụng 250g men xử lý đáy BIO-TC7-DB pha với nước sạch, tạt đều  trên diện tích 2.000 m3 nước ao nuôi tôm.
  • Tăng sinh để tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả xử lý:

Cách làm:

  • Trước tiên hòa tan 2kg rỉ đường + 5 lít nước sạch + 250g chế phẩm cho vào thùng sạch, cho thêm nước sạch cho đủ 30L
  • Tiến hành sục khí 3h.
  • Khi hỗn hợp lên men có mùi thơm của sản phẩm lên men (không có mùi hôi). Bà con sử dụng 6L/1000m3 nước ao nuôi. Bà con sử dụng hỗn hợp lên men trong vòng 7 ngày .
  • 3-7 ngày sử dụng/lần để xử lý các chất thải hữu cơ và kiểm soát khí độc. Tùy vào điều kiện ao nuôi để có thể tăng hay giảm liều lượng để đạt hiệu quả xử lý và tiết kiệm chi phí.
  • Tạt vào buổi sáng 9-10h, đảm bảo lượng oxi hòa tan trong nước ≥ 7
  • Lắc đều trước khi sử dụng. Nếu không sử dụng hết, sang ra các bình nhỏ hơn sao cho chế phẩm luôn đầy bình, đậy nắp vừa phải (do vi sinh vật sống hoạt động sẽ sinh hơi – tránh hiện tượng phồng can).

KHÍ ĐỘC NO2 (NITRIT)

Khí độc trong ao nuôi và cách xử lý
Khí độc trong ao nuôi và cách xử lý

Nguồn gốc hình thành

Nitrit (NO2) được hình thành sau khi phân tôm, cá bị phân hủy và phần dư thừa Nitơ được chuyển hóa thành Ammonia, sau đó sẽ nhiễm vào nước ao nuôi. Điều này đã được đề cập trước đó về nguồn gốc và tác hại của chất lắng tụ trong ao nuôi.Bên cạnh đó, thức ăn thừa có trong ao và các chất hữu cơ khác cũng phân hủy thành Ammonia, Nitrit và Nitrat theo cách tương tự.

Xảy ra trong các hệ thống nuôi cấy kín do sự quản lý không hiệu quả và hệ thống lọc không hiệu quả. Nồng độ Nitơ cao trong ao xảy ra thường xuyên hơn khi nhiệt độ dao động, điều kiện thời tiết mưa nhiều cũng dẫn đến sự phân hủy đạm do giảm các sinh vật phù du trong ao có thể làm giảm lượng Ammonia bị hấp thụ bởi tảo, do đó làm tăng tải cho vi khuẩn Nitrat hóa. Nếu nồng độ Nitrit vượt quá mức mà các vi khuẩn cư trú có thể chuyển đổi nhanh thành Nitrat, sẽ có sự tích tụ Nitrit xảy ra và bệnh về máu nâu là một nguy cơ.

Là một trong những yếu tố gây khó khăn cho nhiều bà con khi nuôi, bởi chúng phát sinh liên tục và thường đạt đến mức gây độc cho tôm nuôi chỉ sau một tháng nuôi ngắn ngủi. Do đó, việc xử lý khí độc NO2 (Nitrite) trong ao nuôi tôm là vô cùng quan trọng.

Những tác hại của NO2 trong ao nuôi tôm:

  • Khi ao xuất hiện NOchứng tỏ điều kiện môi trường nuôi đã xấu đi, đáy ao bị dơ…
  • Gây ngạt cho tôm (kết hợp với hemocyanin trong máu tôm, làm mất khả năng vận chuyển oxy của máu). Tôm ngạt mãn tính sẽ yếu và dễ nhiễm bệnh hoặc chết khi sốc môi trường.
  • Gây rối loạn cân bằng áp suất thẩm thấu do cạnh tranh với ion Cl– (nhất là trong những ao nuôi độ mặn thấp).
  • Gây lột xác không cứng vỏ.
  • Chậm lớn.
  • Gây tổn thương mang, gây phù thủng cơ.
  • Không thể nuôi tôm để đạt về kích thước lớn. (Hầu hết tôm phải thu trong các ao nuôi sớm hơn 60 ngày đều có hàm lượng NO2-N trong nước cao).
  • Bản thân NO2ở mức thấp có thể không gây ảnh hưởng lớn cho tôm, nhưng khi hàm lượng NO2 cao hơn mọi chuyện sẽ khác.
  • NO2kết hợp với Hemocyanin trong máu tôm làm mất khả năng vận chuyển ôxy trong máu từ đó khiến tôm nuôi bị ngạt. Khi tôm bị ngạt mãn tính sẽ yếu, dễ mắc bệnh hoặc chết khi sốc môi trường.
  • Một tác hại phổ biến khác là gây rối loạn cân bằng áp suất thẩm thấu (ở những ao nuôi có độ mặn thấp) do Nitrit cạnh tranh với ion Cl. Tôm bị nhiễm NO2có các dấu hiệu như: lột xác không cứng vỏ, tôm chậm lớn, bị tổn thương mang và phù thủng cơ. Hàm lượng NO2 trong ao quá cao, tôm có thể chết hàng loạt hoặc rải rác vào buổi sáng sớm và lúc chiều tối.
Khí độc trong ao nuôi và cách xử lý
Khí độc trong ao nuôi và cách xử lý

Để xác định hàm lượng Nitrit trong ao trước khi có biện pháp xử lý phù hợp, CÔng ty Tin Cậy chúng tôi giới thiệu đến bà con TEST NO2 SERA chuyên kiểm tra Nitrit trong ao nuôi.

Cách Sử Dụng

  1. Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra. Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng.
  2. Rửa lọ thủy tinh nhiều lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ 5ml mẫu nước vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ.
  3. Nhỏ 5 giọt thuốc thử số 1 và 5 giọt thuốc thử số 2 vào lọ chứa mẫu nứơc cần kiểm tra.
  4. Đóng nắp lọ và lắc nhẹ. Mở nắp ra.
  5. Chờ 3-5 phút, sau đó đem đối chiếu với bảng so màu. Nên thực hiện việc so màu dưới ánh sáng tự nhiên, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào.
Hàm lượng NOsau khi so màu Mức độ ảnh hưởng
5.0 mg/l Ngộ độc, lập tức châm chất khử Nitrite Sera Toxivec nhiều lần và thay nước
2.0 mg/l Nguy hiểm, châm chất khử Nitrite Sera Toxivec nhiều lần hoặc thay nước
1.0 mg/l Có hại, châm chất khử Nitrite Sera Toxivec hoặc thay nước
0.5 mg/l Chấp nhận được, có thể châm thêm chất khử Nitrite Sera Toxivec
0.0 mg/l Tốt

Xử lý Nitrit trong ao

  • Tuần hoàn nước ao nuôi ra ao lắng:

Khi đưa nước từ ao nuôi sang ao lắng sẽ xử lý nitrit trước khi tái cấp vào ao nuôi.Tại ao lắng, xử lý nước bằng oxy già 5 – 10ppm. Oxy già sẽ cung cấp oxy cho quá trình nitrat hóa đồng thời oxy hóa chất hữu cơ.

Hạn chế của phương pháp này là không thể áp dụng cho thể tích ao nuôi lớn do giá thành cao.

Tốt nhất là nuôi theo quy trình cấp – thay nước từ khi tôm còn nhỏ (bắt đầu từ lần siphong đáy lần đầu tiên, lúc 20 ngày tuổi) nhằm đảm bảo lượng nitrit trong ao ở mức an toàn.

  • Xử lý tại ao nuôi:

Có thể định kỳ 2 – 3 ngày xử lý CaCl2 lượng 20 – 30 kg/1000m3 nhằm tăng khả năng chống chịu cho tôm trong ao có nitrit cao. Nếu thấy tôm có các dấu hiệu ngộ độc nitrit có thể dùng oxy viên 1 – 2 kg/1000m2 đánh xuống đáy ao vào ban ngày, liên tục vài ngày.

Khi điều chỉnh các chỉ tiêu môi trường nước phải luôn luôn giảm lượng ăn nhằm đạt được kết quả tốt nhất.

Nếu hàm lượng NO2 cao, bà con có thể dùng chế phẩm vi sinh chuyên dùng xử lý Nitrit trong ao nuôi trồng thủy sản BIO TC8.

Thành phần:

Nitrobacter sp.                          1010 CFU/g.

Công dụng:

  • Là sản phẩm chuyên xử lý Nitrite (NO2 ) trong ao nuôi tôm
  • Giúp cân bằng sinh thái, giảm tỷ lệ bệnh cho tôm. Giúp tăng năng suất nuôi trồng.
Khí độc trong ao nuôi và cách xử lý
Khí độc trong ao nuôi và cách xử lý

 

Cách sử dụng:

  • Sử dụng trực tiếp: Sử dụng 250g Vi sinh xử lý khí độc NO2 pha với nước sạch, tạt đều  trên diện tích 2.000 m3 nước ao nuôi tôm.
  • Tăng sinh để tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả xử lý:

Cách làm:

  • Trước tiên hòa tan 2kg rỉ đường + 5 lít nước sạch + 250g chế phẩm cho vào thùng sạch, cho thêm nước sạch cho đủ 30L
  • Sục khí 3h. Bà con tiến hành sử dụng 5 lít /1000m3 nước ao nuôi.
  • 3-7 ngày sử dụng/lần để xử lý các chất thải hữu cơ và kiểm soát khí độc. Tùy vào điều kiện ao nuôi để có thể tăng hay giảm liều lượng để đạt hiệu quả xử lý và tiết kiệm chi phí.
  • Tạt vào buổi sáng 9-10h, đảm bảo lượng oxi hòa tan trong nước ≥7.0.

KHÍ ĐỘC NH3 (AMMONIA)

Khí độc trong ao nuôi và cách xử lý
Khí độc trong ao nuôi và cách xử lý

Nguyên nhân hình thành

  • Ammoniac NH3 là sản phẩm sinh ra do quá trình chuyển hóa của tôm và quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ từ thức ăn thừa, phân thải của tôm, phân bón, xác tảo, phiêu sinh vật chết bởi tác dụng của vi khuẩn.
  • Các vi sinh vật thực hiện quá trình sinh hóa để thu năng lượng, khi đó các nhóm amino (-NH2) sẽ bị tách khỏi các phân tử hữu cơ và biến đổi thành NH3.
  • Nồng độ NH3 trong ao nuôi thường sẽ tăng cao nhất khi ở đỉnh điểm tảo bùng phát rồi tàn lụi.

Tác hại của Ammonia

  • NH3là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ sống, sinh trưởng đối với thủy sinh vật. NH3 là khí độc đối với thủy sinh vật còn ion NH4+ không độc và nồng độ NH3 gây độc đối với cá là 0,6-2,0 ppm.
  • Hàm lượng NH3trong nước cao, cá khó được bài tiết NH3 từ máu ra môi trường ngoài. NH3 trong máu và các mô tăng làm pH máu tăng dẫn đến rối loạn những phản ứng xúc tác của enzyme và độ bền vững của màng tế bào, làm thay đổi độ thẩm thấu của màng tế bào đưa đến cá chết vì không điều khiển được quá trình trao đổi muối giữa cơ thể và môi trường ngoài. NH3 cao cũng làm tăng tiêu hao oxy của mô, làm tổn thương mang và làm giảm khả năng vận chuyển oxy của máu.
Khí độc trong ao nuôi và cách xử lý
Khí độc trong ao nuôi và cách xử lý

Để giúp bà con phát hiện sớm NH3 trong ao nuôi để kịp thời đưa ra biện pháp xử lý NH3 trong ao nuôi, Công ty Tin Cậy xin giới thiệu đến bà con bộ Test NH3 sera do công ty Tin Cậy cung cấp.

Test nhanh NH4/NH3 trong ao nuôi – Sera

  • 03 lọ Test NH4/NH3 Sera 15ml.
  • 1 ống nghiệm chia vạch.
  • Hướng dẫn sử dụng.
  • Hộp đựng.
Test nhanh Nh4/Nh3 trong ao nuôi - Sera
Test nhanh Nh4/Nh3 trong ao nuôi – Sera

→Tham khảo sản phẩm: Test nhanh NH4/NH3 trong ao nuôi – Sera

Về cách sử dụng, bà con vui lòng thực hiện:

  1. Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra. Lắc đều các chai thuốc thử trước khi sử dụng.
  2. Rửa lọ thủy tinh nhiều lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ đầy 5ml mẫu nước vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ.
  3. Cho 6 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 1 vào lọ thủy tinh chứa mẫu nứơc cần kiểm tra, đóng nắp và lắc đều.
  4. Mở nắp, cho 6 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 2 vào lọ, đóng nắp và lắc đều rồi mở nắp ra.
  5. Cho tiếp 6 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 3 vào lọ, đóng nắp lọ, lắc đều.

Chú ý: 

  • Nếu mẫu thử là nước ngọt thì chỉ dùng 3 giọt ở mỗi chai thuốc thử 1, 2 và 3.
  • Sau 5 phút, đối chiếu màu của dung dịch với bảng màu.
  • Ở bảng so màu, a biểu thị mẫu nước ngọt, b biểu thị mẫu nước mặn.
  • Đối chiếu giá trị NH4+với giá trị pH để kiểm tra độc tố NH3 có trong nước ao.
Khí độc trong ao nuôi và cách xử lý
Khí độc trong ao nuôi và cách xử lý

Sau khi kiểm tra và nhận thấy hàm lượng Ammonia trong ao nuôi cao thì chúng ta có thể:

  • Giảm thức ăn dư thừa.
  • Duy trì mật độ tảo có lợi (Tảo khuê).
  • Thay nước ao nuôi tôm.
  • Duy trì oxy hoà tan mức độ >=5mg/lít.
  • Mật rỉ đường.
  • Đối với ao nuôi có hệ thống xi-phông: Tuỳ theo mật độ thả nuôi tiến hành xi-phông nhiều lần trong ngày cho sạch đáy ao.
  • Đối với ao đất : Nếu không có điều kiện xi-phông, sử dụng Men xử lý đáy, tăng cường hệ thống quạt nước và hệ thống oxy đáy do công ty Tin Cậy cung cấp.

Vi Sinh BIO-TC3 Xử Lý Khí Độc NH4/NH3 Trong Ao Nuôi

Thành Phần:

  • Rhodopseudomonas sp……………………..109 CFU/ml.
  • Rhodobacter sp…………………………………109 CFU/ml.
Men vi sinh xử lý khí độc NH4/NH3 (BIO-TC3)
Men vi sinh xử lý khí độc NH4/NH3 (BIO-TC3)

Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản

 

Công Dụng:

  • Phân hủy các khí độc như H2S, Amoni (NH3), Nitrite(NO2) trong ao nuôi tôm, cá.
  • Phân giải thức ăn dư thừa tích tụ dưới đáy ao.
  • Giảm các chỉ số BOD, COD, ổn định chất lượng nước.
  • Giúp cân bằng sinh thái, giảm tỷ lệ bệnh cho tôm.

Cách Sử Dụng:

Sử dụng trực tiếp: Sử dụng 250g chế phẩm BIO-TC3 pha với nước sạch, tạt đều trên diện tích 2.000 m3 nước ao nuôi tôm.

Tăng sinh để tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả xử lý:

Cách làm:

  • Trước tiên hòa tan 2kg rỉ đường + 5L nước sạch + 250g chế phẩm cho vào thùng sạch, cho thêm nước sạch cho đủ 30L
  • Tiến hành sục khí 3h.
Khí độc trong ao nuôi và cách xử lý
Khí độc trong ao nuôi và cách xử lý

Bà con tiến hành sử dụng 5L/1000m3 nước ao nuôi. Bà con sử dụng tới đâu tăng sinh tới đó để đảm bảo tính năng của sản phẩm.

3-7 ngày sử dụng/lần để xử lý các chất thải hữu cơ và kiểm soát khí độc. Tùy vào điều kiện ao nuôi thì có thể tăng hay giảm liều lượng để đạt hiệu quả xử lý và tiết kiệm chi phí.

Tạt vào buổi sáng 9-10h, chạy máy quạt trước 30 phút rồi mới tạt chế phẩm. Đảm bảo lượng oxy hòa tan tối ưu trong suốt quá trình nuôi và sử dụng chế phẩm sinh học.

Ngoài ra trong suốt vụ nuôi chúng ta còn quan tấm đến khí Cacbonic (CO2).

  • Hàm lượng CO2hòa tan trong nước thiên nhiên ở các thủy vực thường gia tăng vào ban đêm và giảm thấp vào ban ngày, nghĩa là nó biến thiên hoàn toàn ngược lại với oxy hòa tan. Các loài thủy sinh vật có thể chịu được hàm lượng CO2 cao mặc dù cá thường lẫn tránh khi hàm lượng COkhoảng 5 mg/L.
  • Hầu hết các loài thủy sản sẽ tồn tại được trong môi trường nước chứa hàm lượng CO2lên đến 60 mg/L, nếu hàm lượng oxy cao. Khi hàm lượng oxy hòa tan thấp, sự hiện diện của CO2 ở nồng độ đáng kể sẽ kìm hãm sự hấp thụ oxy
  • Kết quả này là do CO2được thải ra trong quá trình hô hấp và được sử dụng bởi quá trình quang hợp. Hàm lượng oxy hòa tan giảm khi tốc độ quang hợp chậm hơn hô hấp; vì thế CO2tích tụ do không được sử dụng bởi quá trình quang hợp.
  • Khi thở, vi sinh vật, tôm, cá và vi khuẩn thải ra CO2, sự thối rữa hiếu – yếm khí các chất cặn bã hữu cơ cũng sản sinh ra CO2 và CO2 tạm tồn tại trong nước dưới dạng HCO3. Ở dạng này CO2 trở thành độc khí. Nồng độ CO2 cho phép trong ao tôm, cá là 5mg/l. Khi nồng độ CO2 trong nước cao (10-15mg/l) mà có một lượng Nitrit (NO2) cao, thì tôm, cá bị bệnh đông máu làm cho tôm, cá khó hô hấp.
  • Nguyên nhân dẫn đến COcao là do hoạt động dị dưỡng lớn hơn hoạt động tự dưỡng, nước ao tích lũy nhiều vật chất hữu cơ hay tảo tàn…
  • Cuối cùng, Công ty Tin Cậy xin Xin giới thiệu đến bà con gải pháp làm giảm khí độc trong ao nuôi như sau:

Sử dụng EM AQUA kết hợp với xử lý khí độc NO2, H2S, NH3 trong ao nuôi tôm

Hiện nay, việc sử dụng lợi khuẩn – chế phẩm sinh học Em Aqua, vi sinh xử lý đáy, khí độc như: NO2, H2S, NH3/NH4,..ngày nay rất phổ biến và được bà con nuôi tôm rất ưa chuộng. Đây là các dòng sản phẩm giúp làm sạch ao nuôi, giảm khí độc trong ao nuôi, đồng thời giảm nguy cơ bệnh hại cho tôm, cá trong ao. Do đó cũng giúp hạn chế phải dùng đến kháng sinh để trị bệnh. Kết quả là tôm, cá sau thu hoạch đạt thành phẩm ngày càng sạch hơn, không bị dư lượng kháng sinh. Giúp bà con nông dân bán được giá và đảm bảo chất lượng xuất khẩu đi nước ngoài.

Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên dùng cho thủy sản
Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên dùng cho thủy sản

Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản

Công ty Tin Cậy xin giới thiệu với bà con đang sử dụng chế phẩm EM-Aqua kết hợp xử lý đáy, khí độc như sau:

Xử lý nước và tạo màu nước ao với Chế phẩm sinh học EM Aqua:

Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên dùng cho thủy sản

Công dụng:

  • Tăng khả năng phân hủy chất hữu cơ, thức ăn dư thừa.
  • Ngăn ngừa tảo bùng phát – cắt tảo hiệu quả.
  • Giảm lượng bùn tích tụ, tạo môi trường nước ao nuôi sạch, cân bằng hệ sinh thái.
  • Giúp tiết kiệm chi phí và tăng năng suất nuôi trồng.

Hướng dẫn sản xuất EM thứ cấp nhằm tiết kiệm chi phí

Trước tiên hòa tan 1,5kg rỉ đường + 150ml nước mắm + 5 lít nước sạch + 1 lít EM gốc cho vào thùng nhựa 30 lít, cho thêm nước sạch đến miệng thùng, đậy nắp vừa phải (không vặn chặt năp để khi vi sinh nhân sinh khối sinh hơi không làm phình can) để trong mát, thời gian từ 5-7 ngày, mùi thơm chua nhẹ là Bà con đem ra sử dụng.

Cách sử dụng:

  • Sử dụng 3-4 lít EM thứ cấp cho 4000m3 ao nuôi (tương đương 1 lít EM thứ cấp cho 1000 m3)
  • 3-7 ngày sử dụng/lần để xử lý các chất thải hữu cơ và kiểm soát tảo,.Tùy vào điều kiện ao nuôi để có thể tăng hay giảm liều lượng EM thứ cấp để xử lý hiệu quả.
  • Tạt vào buổi sáng 9-10h, chạy máy quạt trước 30 phút rồi mới tạt chế phẩm EM
  • Lắc đều trước khi sử dụng. Nếu không sử dụng hết, sang ra các bình nhỏ hơn sao cho chế phẩm luôn đầy bình, đậy nắp vừa phải (do vi sinh vật sống hoạt động sẽ sinh hơi – tránh hiện tượng phồng can).
  • Trường hợp cần dùng gấp, bà con có thể sử dụng Men Ecoprobi gốc để xử lý nước ao nuôi cũng được- liều lượng vẫn là 1 lít men gốc/ 1000 m3 nước ao.

Khi tôm lớn, do lượng thức ăn hàng ngày cao và tôm thải ra chất thải lớn, dẫn đến sinh khí độc mạnh, Bà con nên sử dụng sản phẩm chuyên xử lý khí độc trong ao

Tiêu chí Tên Chế Phẩm Sinh Học
Men vi sinh xử lý khí độc NO2 (Bio-Tc8) Men vi sinh xử lý khí độc NH4/NH3 (Bio-Tc3) Men vi sinh xử lý đáy ao (Bio-TC7)
Hình ảnh
Men vi sinh xử lý No2
Men vi sinh xử lý khí độc NO2 (Bio-TC8)
men vi sinh xử lý nh4/nh3
Men vi sinh xử lý khí độc NH4/NH3 (BIO-TC3)
men vi sinh xử lý đáy TC7
Men vi sinh xử lý đáy ao (BIO-TC7DB)
Thành phần Nitrobacter sp: 1010 CFU/g.

Rhodobacter spp: 1010 CFU/g.

Rhodopseudomonas palustris: 109 CFU/g

Bacillus sp: 1010 CFU/g.
Nitrosomonas sp:   109 CFU/g.
Nitrobacter sp: 109 CFU/g.
Saccharomyces cerevisiae:109CFU/g
Rhodobacter spp: 109 CFU/g.
Aspergillus oryzea: 109 CFU/g.
Streptomyces sp:109 CFU/g.
Công dụng Sản phẩm chuyên xử lý khí độc Nitrite – NO2 Sản phẩm chuyên xử lý H2S, NH3 Sản phẩm chuyên xử lý đáy ao nuôi thủy sản
Cách sử dụng Sử dụng trực tiếp: Sử dụng 250g chế phẩm pha với nước sạch, tạt đều trên diện tích 2.000 m3 nước ao nuôi tôm.

Tăng sinh để tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả xử lý:

  • Cách làm:
    • Trước tiên hòa tan 2kg rỉ đường + 5L nước sạch + 250g chế phẩm cho vào thùng sạch, cho thêm nước sạch cho đủ 30L.
    • Tiến hành xục khí 3h.
    • Bà con tiến hành sử dụng 5L/1000 m3nước ao nuôi, sử dụng 3-7 ngày/lần.
    • Tạt vào buổi sáng 9-10h, chạy máy quạt trước 30 phút rồi mới tạt chế phẩm.
    • Lắc đều trước khi sử dụng.

Lưu ý

Bà con nên thường xuyên đo kiểm tra ao nuôi, khi thấy mức khí độc (H2S, NH4/ NH3, NO2,…)  ở ngưỡng cao thì bà con giảm cho ăn một phần. Đồng thời kiểm soát lượng oxy hòa tan ở ngưỡng tối ưu để giúp vi sinh vật có đủ oxy để sinh trưởng và chuyển hóa chất hữu cơ và khí độc.

  1. Trong trường hợp sử dụng liều dự phòng: sử dụng EM Aqua thứ cấp 2-3 ngày 1 lần + vớiBIO-TC7-DB 100g/1000m3 nước là đủ
  2. Trong trường hợp bị khí độc NO2: sử dụng EM thứ cấp+ (100g BIO-TC8/1000m3 nước+ với BIO-TC7-DB (dạng bột) 100g/1000m3 tăng sinh chung 3h rồi tạt) khi nào giảm nồng độ NO2 thì chuyển sang dùng theo bước 1. Hoặc Bà con có thể mua thêm Test NO2 Sera để kiểm tra hàm lượng NO2 trong ao nuôi.
  3. Trong trường hợp NH4/NH3 cao: sử dụng EM thứ cấp với + (100g BIO-TC3/100m3 nước + với BIO-TC7-DBdạng bột 100g/1000m3 = tăng sinh chung 3h rồi tạt) khi nào giảm NH3 thì chuyển sang dùng theo bước số 1.             

Tin Cậy kính chúc quý bà con có những vụ nuôi thành công!!!


Mọi thắc mắc về “Khí độc trong ao nuôi và cách xử lý”, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: [email protected]; [email protected], [email protected]

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy

Contact Me on Zalo