Giải Pháp Phòng Bệnh Đốm Trắng Trên Tôm Thẻ Chân Trắng
Bệnh đốm trắng là một bệnh vô cùng nguy hiểm, tỉ lệ chết cao lên đến 100% chỉ trong thời gian ngắn. Bệnh xuất hiện đầu tiên vào khoảng giai đoạn 1991-1992 ở Châu Á và ngày nay bệnh đốm trắng phân bố rộng khắp trên thế giới.
Bệnh thường xuất hiện vào giai đoạn giao mùa gây thiệt hại, tổn thất kinh tế rất nặng nề cho bà con nuôi tôm. Để hạn chế thiệt hại bà con cần chủ động trong việc phòng ngừa bệnh. Hôm nay Thủy Sản Tin Cậy sẽ gửi đến bà con giải pháp phòng bệnh đốm trắng, dấu hiệu nhận biết và cách xử lý cách ly kịp thời để ngăn chặn sự lây lan và giảm thiệt hại.
Nguyên nhân gây bệnh đốm trắng
Bệnh đốm trắng do virus gây ra (White Spot Syndrome Virus – WSSV) là giống mới Whispovirus thuộc họ mới là Nimaviridae. Virus dạng hình trứng, kích thước 120 x 275 nm, có một đuôi phụ ở một đầu, kích thước 70 x 300 nm.
Virus này có độc lực cực mạnh, tấn công nhiều mô tế bào khác nhau. Bệnh gây chết ở tất cả các giai đoạn của tôm, từ ấu trùng cho đến khi tôm trưởng thành. Tỷ lệ chết cao 90-100% trong vài ngày.
Con đường lây nhiễm bệnh
Dấu hiệu nhận biết
- Tôm đột nhiên ăn mạnh bất thường trong vài ngày sau đó bỏ ăn
- Tôm có hiện tượng dạt vào bờ, hoạt động bơi lội kém
- Vỏ giáp đầu ngực lơi lỏng
- Xuất hiện những đốm trắng tròn có đường kính 0.5 -2mm nằm dưới lớp vỏ kitin ở giáp đầu ngực hoặc toàn thân khi soi dưới ánh sáng
Hình ảnh nguồn internet
- Tôm chết rất nhanh từ 90-100% trong 1-5 ngày sau khi xuất hiện các dấu hiệu bệnh
- Bệnh xuất hiện ở tất cả giai đoạn nhưng chủ yếu nhất ở giai đoạn 20 – 60 ngày tuổi, lượng chất thải trong ao ngày càng nhiều, môi trường trở nên ô nhiễm, gia tăng căng thẳng cho đàn tôm
Giải pháp phòng bệnh
- Cải tạo ao nuôi thật kỹ lưỡng, nạo vét bùn đáy, rải vôi, phơi đáy ao, tiêu diệt các vật chủ trung gian: cá, cua, còng, ốc, nhuyễn thể 2 mảnh vỏ
- Cần có ao lắng, ao sẵn sàng xử lý chất hữu cơ, diệt khuẩn nguồn nước thật kỹ bằng thuốc tím, PAC, chlorine,…
- Nguồn nước cấp cần lọc qua túi lọc để ngăn chặn các ấu trùng, trứng các loài giáp xác,cá
- Thực hiện các nguyên tắc an toàn sinh học trong nuôi tôm để giảm thiểu mềm bệnh lây lan
- Chọn con giống sạch bệnh, xét nghiệm con giống bằng PCR
- Cấp nước vào ao nuôi nguồn nước sạch đã qua xử lý diệt khuẩn
- Các dụng cụ như: lưới, xô, quạt nước, dụng cụ lấy mẫu,…sử dụng riêng cho từng ao và cần vệ sinh khử trùng sau mỗi vụ nuôi
- Sử dụng thức ăn chất lượng, nguồn gốc rõ ràng, bảo quản thức ăn đúng cách
- Hạn chế người không phân sự qua lại giữa các ao. Ra vào ao cần vệ sinh, khử trùng giúp giảm rủi ro lây lan và tác nhân nhiễm bệnh.
- Rào lưới quanh bờ ao để ngăn chặn các vật chủ trung gian vào ao: cua, còng,…căng dây để chống chim, cò.
- Thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường, thời tiết, quan sát biểu hiện tôm hàng ngày
- Điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp với sức ăn của tôm, hạn chế dư thừa quá nhiều thức ăn
- Tăng cường quạt nước, bảo hàm lượng oxy hòa tan cho ao nuôi
- Thường xuyên xi – phông đáy ao xử lý bùn đáy nơi tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, giữ môi trường nước luôn sạch giảm căng thẳng cho đàn tôm
- Bổ sung men tiêu hóa, men EM tỏi, thảo dược bổ gan, vitamin C, khoáng chất vào thức ăn để hỗ trợ tiêu hóa, hấp thụ tốt thức ăn, tăng sức đề kháng cho đàn tôm. Tăng cường dinh dưỡng cho tôm, nhất là vào những thời điểm giao mùa hoặc có mưa nắng thất thường kéo dài.
Cách ủ EM tỏi bà con có thể tham khảo video sau:
- Định kỳ 3-5 ngày tạt men vi sinh EM Aqua + men vi sinh xử lý đáy ao + men vi sinh xử lý khí độc NH3, NO2, H2S,…giúp đẩy nhanh quá trình phân hủy bùn đáy ao do thức ăn thừa, chất thải tôm, xác tảo, kiểm soát khí độc hạn chế phát sinh mầm bệnh.
Cách ủ tăng sinh men vi sinh EM Aqua, men xử lý khí độc và liều lượng sử dụng bà con có thể tham khảo video sau:
Giải pháp xử lý khi tôm bị bệnh đốm trắng
- Báo ngay cho cơ quan chức năng ở địa phương lấy mẫu xét nghiệm xử lý kịp thời để tránh lây lan
- Cách ly ao bị nhiễm bệnh
- Hạn chế người qua lại giữa các ao
- Bệnh có tỷ lệ chết cao lên đến 100% chỉ trong vài ngày, nếu tôm đạt kích cỡ thương phẩm cần thu hoạch ngay để giảm thiệt hại đến mức thấp nhất
- Nếu tôm còn nhỏ chưa đạt kích cơ thương phẩm bị nhiễm bệnh đốm trắng cần tiêu hủy ngay bằng chlorine nồng độ 40 ppm. Xác tôm chết phải lưu lại trong ao ít nhất 7 ngày cho phân hủy tự nhiên và tiêu diệt mầm bệnh, tránh lây lan dịch bệnh. Sau đó tháo cạn nước, nạo vét bùn đáy, phun khử trùng
- Khử trùng nước và các trang thiết bị, dụng cụ ao nuôi
- Ao bị bệnh đốm trắng không nên cải tảo ao ngay để bắt đầu vụ nuôi mới, cần để ao nghỉ 1 – 2 tháng để chấm dứt mầm bệnh. Việc thả cá rô phí vào ao cũng giúp tiêu diệt hết những loại ký chủ trung gian mang mầm bệnh còn sót lại.
Hy vọng những chia sẻ trên đây giúp bà con có giải pháp phòng bệnh đốm trắng hiệu quả, giúp vụ nuôi thành công, tôm về đích an toàn. Hẹn gặp lại bà con ở các bài chia sẻ tiếp theo!
Tác giả: Nguyễn Hiền
Mọi thắc mắc về bài viết “Giải pháp phòng bệnh đốm trắng trên tôm thẻ chân trắng”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0933 015 035 – 0902 650 369 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Công Ty Tin Cậy | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ