Giải Pháp Khống Chế Khí Độc NH3 Trong Ao Tôm

Một trong những nguyên nhân khiến tôm chậm lớn, còi cọc, … thậm chí là chết hàng loạt bà con có thể nghĩ đến là NH3 – đối thủ không thể xem thường.

Tuy đây là khí rất độc nhưng cũng không phải là không có cách giải quyết. Khi kiểm tra bằng test kit sera nếu thấy giá trị NH3 > 0.3 mg/l thì bà con hãy bình tĩnh và làm theo những hướng dẫn của Tin Cậy ở dưới đây.

Tính chất, phương pháp đo NH3

NH3 là công thức hóa học của khí Amoniac (hay Ammoniac), nó tồn tại ở dạng khí, không màu, có mùi hắc, hòa tan tốt trong nước tạo thành dung dịch axit yếu.

Nitơ tổng trong nước được gọi là TAN (Amonia) = NH3-N (Amoniac) + NH4-N (Amonium). Kết quả của test kit cho ra giá trị TAN, sau đó dựa vào bảng đối chiếu pH, nhiệt độ nước sẽ cho ra được giá trị NH3-N.

Giải pháp khống chế khí độc NH3 trong ao tôm. Nguồn ảnh: Internet
Giải pháp khống chế khí độc NH3 trong ao tôm. Nguồn ảnh: Internet

Khi pH thấp, NH4-N sẽ chiếm ưu thế, và đây là chất ít độc. Khi pH cao hơn 9.0, NH4-N sẽ chuyển dần thành NH3-N, đây chính là lúc khí độc NH3 gây hại lên tôm. Vì vậy cần duy trì môi trường ổn định trong ngưỡng pH 7.5 – 8.0, nhiệt độ 25 – 300C, độ mặn 10 – 30ppt là vì vậy.

Về cách đo NH3 và các chỉ tiêu khác như pH, NO2, O2, Fe, bà con tham khảo video sau cho trực quan và dễ áp dụng.

Nguồn gốc phát sinh khí độc NH3

NH3 sinh ra do lượng đạm dư thừa trong nước. Lượng đạm này phát sinh từ những nguồn sau:

  • Thức ăn của tôm: hàm lượng đạm trong cám cho tôm thường trên 40%, trong khi đó tôm chỉ hấp thụ khoảng 30% của con số này, phần còn lại sẽ lơ lửng trong nước, lắng xuống đáy ao tạo thành bùn đáy.
  • Trong quá trình sinh trưởng, tôm sẽ hô hấp và bài tiết NH3 qua mang.
  • Phân tôm cũng chứa hàm lượng đạm cao, chúng bị phân hủy và tạo thành NH3.
  • Tôm chết, tảo chết, vi khuẩn chết cũng sẽ sinh ra khí độc NH3.
Giải pháp khống chế NH3 trong ao tôm
Giải pháp khống chế NH3 trong ao tôm

Tác hại của khí độc NH3 lên tôm

  • Tôm thải NH3 qua mang. Nếu NH3 trong nước cao hơn trong cơ thể tôm thì nó sẽ không thải ra được. Nhưng tôm bắt buộc phải loại bỏ NH3 thì mới tiếp tục sống được, do đó theo cơ chế sinh tồn, nó sẽ bơm NH3 ra ngoài. Dần dần làm việc quá công suất trong môi trường độc hại, mang tôm sẽ bị viêm, bị vi khuẩn tấn công dẫn đến đen mang.
Giải pháp khống chế NH3 trong ao tôm
Giải pháp khống chế NH3 trong ao tôm
  • Do dùng nhiều năng lượng để bơm NH3 như đã nói ở trên, tôm sẽ còi cọc, chậm lớn, dễ bị khuẩn tấn công và dễ bị chết bởi những mầm bệnh cơ hội có sẵn trong ao.
Giải pháp khống chế NH3 trong ao tôm
Giải pháp khống chế NH3 trong ao tôm
  • Mang cung cấp oxy cho toàn bộ cơ thể, nếu mang đã bị tổn thương thì khả năng này sẽ suy yếu, thiếu oxy tôm sẽ chết.
  • Khí độc NH3 cũng gây ngộ độc cho hệ thần kinh làm tôm bơi mất định hướng.
  • Khi bài tiết khó khăn, thiếu oxy, sức khỏe tôm giảm thì kéo theo đó là chức năng gan tụy cũng sẽ suy yếu theo, sẽ ảnh hưởng tới quá trình lột xác và là tiền đề dẫn đến các bệnh nguy hiểm khác như: gan tụy, đốm trắng, đốm đen, phân trắng… 
Giải pháp khống chế NH3 trong ao tôm
Giải pháp khống chế NH3 trong ao tôm. Nguồn ảnh: Internet

Biện pháp khống chế NH3 ngay từ đầu vụ

Khi tôm ăn mạnh, bà con sẽ tăng dần thức ăn lên, từ đó lượng thức ăn thừa và phân tôm thải vào nước cũng sẽ tăng lên, đó là khởi đầu cho khí độc NH3 hình thành. Bà con nên định kỳ 1 tuần 2 lần kiểm tra các chỉ tiêu nước để có phát hiện sớm nhất.

Bên cạnh đó phải giữ pH trong khoảng thích hợp (đã có đề cập ở trên), duy trì tảo ổn định vì tảo là nguồn hấp thu NH3 rất tốt. Nếu tảo phát triển quá mức thì nên diệt tảo từ từ, an toàn, tránh dùng hóa chất mạnh làm sụp tảo cấp tốc. Tảo chết sẽ phóng thích nhiều NH3 hơn vào nước.

Duy trì oxy >= 5 mg/l từ khi bắt đầu thả, bởi vì tôm cần oxy, vi sinh cần oxy để chuyển hóa NH3 thành NO2 và NO2 thành NO3. Nếu thiếu oxy thì quá trình chuyển hóa bị gián đoạn, NH3 không thể giảm được. Cho nên bà con cần đặc biệt chú ý đến hàm lượng oxy trong nước, không đủ oxy thì dùng vi sinh sẽ không đạt hiệu quả cao.

Giải pháp khống chế NH3 trong ao tôm
Giải pháp khống chế NH3 trong ao tôm

Tốt nhất là cho ăn nhiều lần trong ngày bằng máy với lượng thức ăn vừa phải, cứ 5-10 phút máy sẽ phun thức ăn 1 lần. Khi đó, tôm sẽ ăn nhiều hơn, tránh lãng phí thức ăn và trành làm dơ nước.

Xi phông đáy định kỳ hoặc mỗi ngày nếu là ao bạt để loại bỏ càng nhanh càng tốt lượng thân thải trong ao. Hoặc đối với ao đất bà con có thể nuôi kết hợp cá rô phi để cá rô phi ăn phân thải của tôm, vừa làm sạch nước, vừa có nguồn thu từ cá.

Dùng vi sinh EM1 + BIO-Pronew (BIO-TC3) định kỳ 3-5 ngày 1 lần để phân hủy thức ăn thừa, phân tôm, xác tảo, xác vi sinh,… giúp khống chế lượng đạm từ đầu, không cho hình thành nên khí độc NH3.

Giải pháp khống chế NH3 trong ao tôm
Giải pháp khống chế NH3 trong ao tôm

Xử lý khi khí độc NH3 đã tăng lên cao

  • Thay nước từ 30 – 50% nếu có nguồn dự trữ sẵn (đã diệt khuẩn, bổ sung khoáng, kiềm).
  • Chuẩn bị nước ao mới thật tốt và san ao. Tạt vitamin C và Beta Garlic vào nước để giảm sốc cho tôm. Đồng thời bổ sung men tiêu hóa, giải độc gan, khoáng vào thức ăn để tôm tăng sức đề kháng, vượt qua giai đoạn sốc do đang xử lý nước.
Giải pháp khống chế NH3 trong ao tôm
Giải pháp khống chế NH3 trong ao tôm
  • Đánh Yucca để hấp thụ nhanh khí độc, liều lượng 500ml/2.000m3 nước.
Giải pháp khống chế NH3 trong ao tôm
Giải pháp khống chế NH3 trong ao tôm
  • Tăng cường vi sinh dị dưỡng hiếu khí để phân hủy NH3 bằng cách kết hợp:

250gr BIO-Pronew (BIO-TC3) + 2 kg mật rỉ đường + 28 lit nước sạch, hòa tan với nhau rồi sục khí liên tục trong 3 tiếng.

Sau đó dùng 5 lit vi sinh đã ủ + 1 lit EM1 + 1 lit Rhodo Power, hòa tan với nhau rồi tạt đều trên bề mặt ao 1.000m3 nước. Và rải thêm 5 kg Zeo hạt xuống để tăng hiệu quả xử lý đáy.

Qua ngày hôm sau đánh cùng liều lượng như trên rồi kiểm tra lại hàm lượng NH3 hiện đang có trong ao.

Công ty Tin Cậy chuyên cung cấp giải pháp và sản phẩm giúp bà con có một vụ nuôi tôm thuận lợi. Hy vọng những thông tin trên đã xóa đi những lo lắng ban đầu, bà con có câu hỏi, chưa rõ về vấn đề gì, vui lòng Tin Cậy để được giải đáp.

Tác giả: Trinh Nguyễn

Mọi thắc mắc về “Giải pháp khống chế khí độc NH3 trong ao tôm”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 701 278 – 0933 015 035 – 0902 671 281

Email: [email protected]; [email protected], [email protected]

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Contact Me on Zalo