Nguyên Nhân Việc Điều Trị Bệnh Cho Tôm Kém Hiệu Quả

Hiện nay nghề nuôi tôm đang phát triển rất mạnh ở các tỉnh ven biển, mô hình nuôi phát triển từ quảng canh, quảng canh cải tiến, nuôi tôm công nghệ cao đến việc nuôi ao tròn, ao bạt, … làm cho việc nuôi tôm xảy ra nhiều vấn đề kèm theo như dịch bệnh, vấn đề nguồn nước, môi trường, con giống…

Hiện có rất nhiều các loại thuốc cũng như các sản phẩm hỗ trợ cho việc chữa bệnh cho tôm cũng như giúp tôm phát triển, nhưng bệnh ở tôm thì đến hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị nào hiệu quả. Bài viết này Tin Cậy sẽ cung cấp cho người nuôi một cái nhìn tổng thể về nguyên nhân điều trị bệnh cho tôm kém hiệu quả và cách khắc phục.

1. Đặc điểm nuôi của tôm:

Nuôi tôm khác với nuôi các loài động vật trên cạn vì phương pháp chữa bệnh cho tôm chủ yếu trộn vào thức ăn chứ không phải tiêm trực tiếp như động vật trên cạn nên việc tôm hấp thụ thuốc khi mình bổ sung vào môi trường nước là rất khó khăn và cản trở bởi nhiều yếu tố.

Do đó việc điều trị bệnh cho tôm không thể kiểm soát chính xác liều lượng thuốc được đưa vào từng cá thể tôm. Vì phần lớn thuốc bị hấp thu vào nước và liều đưa vào mỗi cá thể không xác định được do con ăn nhiều, con ăn ít, con không ăn.

 

Kéo nhá kiểm tra tôm thường xuyên để có biện pháp phòng bệnh thích hợp
Kéo nhá kiểm tra tôm thường xuyên để có biện pháp phòng bệnh thích hợp

2. Sử dụng không đúng phương pháp điều trị:

Việc sử dụng không đúng thuốc trị bệnh do: chẩn đoán sai nguyên nhân gây bệnh( vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, vi nấm, bệnh do môi trường… mỗi nguyên nhân có biện pháp điều trị khác nhau).

​Các bước cần làm ngay khi phát hiện tôm có triệu chứng bệnh:

  • Kiểm tra tất cả các chỉ tiêu môi trường nước ( Oxy hòa tan, pH, kH, NH3, NO2, H2S, Fe…)
Nguyên nhân điều trị bệnh cho tôm kém hiệu quả
Nguyên nhân điều trị bệnh cho tôm kém hiệu quả

Tham khảo các sản phẩm: Kiểm tra nhanh các chỉ tiêu nước ao nuôi

Lưu ý

Một vài trường hợp kiểm tra chất lượng nước không chính xác do chỉ đo nước ở tầng mặt và chỉ đo ở 1 vị trí trong ao, để hạn chế sai số trong quá trình kiểm tra chất lượng nước cần đo nhiều vị trí khác nhau và đo nước ở tầng giữa.

Xem xét lại triệu chứng của tôm bệnh ( tấp mé, đứt ruột, đỏ thân, lở loét…. ), tìm kiếm thêm những con bị bệnh trong ao để xem xét triệu chứng và đưa ra kết luận chắc chắn.

Xem xét gan , ruột , phân tôm và thân tôm để xác định mầm bệnh và tỉ lệ tôm bệnh. Để chính xác nên quan sát nhiều con tôm để so sánh và đối chiếu, với tôm thẻ những con tôm yếu thường tấp mé bà con có thể quan sát thấy và xem triệu chứng cụ thể để chuẩn đoán bệnh tôm.

  • Bà con gần các phòng Lab thì có thể lấy mẫu tôm, mẫu nước và kiểm tra test khuẩn trong ao, và mẫu tôm để kiểm tra chuẩn đoán chính xác bệnh mà tôm đang gặp phải
  • Sau khi xác định được nguyên nhân gây bệnh mới có biện pháp điều trị, không được vội vàng kết luận và điều trị khi chưa rõ nguyên nhân gây bệnh cho tôm.

Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản

3. Ảnh hưởng của môi trường.

  • Tôm là loài biến nhiệt, thân nhiệt thay đổi theo nhiệt độ môi trường nước. Mặt khác ao tôm thường ở ngoài trời nên khi thời tiết thay đổi tôm cũng sẻ bị ảnh hưởng, tôm trở nên yếu, giảm ăn, gây khó khăn cho điều trị bệnh.
  • Mầm bệnh trên tôm dễ lây lan: cũng bởi tôm sống trong môi trường nước do đó mầm bệnh trên tôm lây lan nhanh và khó cách ly. Điều này cũng gây khó khăn cho việc điều trị
  • Quản lý thức ăn không cho ăn dư, nhất là trong khi tôm bệnh hoặc thời tiết thay đổi thất thường. Do đó khi tôm bệnh để trộn thuốc hiệu quả, giảm ô nhiễm môi trường, tránh lãng phí cần giảm lượng thức ăn xuống 30-50%. Thường xuyên sử dụng vi sinh để giúp ổn định môi trường, xử lý các loại thức ăn dư thừa, mùn bã hữu cơ
  • Che lưới chống nắng cho tôm: Sử dụng lưới che sẽ giảm tác động trực tiếp từ nhiệt độ cao ngoài trời, điều hòa nhiệt độ nước phù hợp từ 30-31 độ C.
Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên dùng cho thủy sản
Nguyên nhân điều trị bệnh cho tôm kém hiệu quả

4. Tôm đã chuyển sang giai đoạn bệnh nặng khó điều trị

  • Vì khi tôm phát bệnh không dễ phát hiện, bởi tôm chớm bệnh, cơ thể yếu thường trốn vào giữa ao (nơi quy tụ chất thải). Mặt khác tôm có tập tính ăn xác tôm chết việc này gây khó khăn cho việc chuẩn đoán. Và lúc người nuôi phát hiện tôm bơi lờ đờ trên mặt nước hay tấp vào bờ, hoặc có xác tôm chết trong nhá (vó) thì đàn tôm đã bị bệnh nặng nếu điều trị khó thành công hơn.
  • Nếu có thể cần đặt 1 nhá cho ăn ở giữa ao nuôi (khu vực tập trùng chất thải) khi quạy chạy tạo dòng chảy tôm yếu sẽ tấp vào giữa ao. Phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe những con tôm yếu tập trung ở vùng giữa ao nuôi.
Kiểm tra tôm bằng nhá – đặt nhá giữa ao để quan sát tôm tập trung tại đây
Kiểm tra tôm bằng nhá – đặt nhá giữa ao để quan sát tôm tập trung tại đây

5. Sử dụng thuốc không đúng cách:

Những cách sử dụng thuốc sai thường gặp:

  • Trộn nhiều loại thuốc trong 1 cữ ăn:

Người nuôi thường trộn 1 hay nhiều loại thuốc vào 1 cữ ăn của tôm ví dụ vừa trộn vitamin C vừa trộn Khoáng hoặc vừa trộn acid đường ruột với men vi sinh đường ruột.

Trừ khi việc sử dụng thuốc điều trị bắt buộc phải trộn chung nhằm tăng hiệu quả của sử dụng thuốc. Còn lại nếu chưa có khuyến cáo của nhà sản xuất không nên trộn chung các loại thuốc trong 1 cữ ăn. Bởi vì việc trộn chung các loại thuốc vào 1 cữ ăn vừa làm lãng phí thuốc do tôm không hấp thụ hết vừa làm giảm tác dụng của thuốc (bởi một số thành phần của thuốc này có thể làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc kia).

​Để sử dụng thuốc hiệu quả người nuôi chỉ nên trộn 1 loại thuốc cho 1 cữ ăn nếu 1 ngày cần sử dụng nhiều loại thuốc cần trộn cắt cữ vào thức ăn tôm.

  • Kết hợp nhiều loại kháng sinh không đúng cách

Sự phối hợp kháng sinh làm tăng hiệu quản trị bệnh của kháng sinh nhưng cần phối hợp đúng chủng loại và tỉ lệ. Cần tránh phối hợp các loại kháng sinh có tính đối kháng nhau.

Lưu ý:

Tuyệt đối không sử dụng kháng sinh cho phòng bệnh, bởi sử dụng kháng sinh liều thấp liên tục dễ gây kháng thuốc. Chỉ khi nào xác định được nguyên nhân là do vi khuẩn mới dùng kháng sinh để trị bệnh và cần sử dụng đúng liệu trình 5-7 ngày và ngưng 1 tháng trước khi thu hoạch để tránh tồn dư kháng sinh.

Tin Cậy chúc bà con có những vụ nuôi thành công!!

Tác giả: Lâm Hiệp

Mọi thắc mắc về “Nguyên nhân điều trị bệnh cho tôm kém hiệu quả”, vui lòng liên hệ :

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 701 278 – 0933 015 035 – 0902 671 281

Email: [email protected]; [email protected], [email protected]

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Contact Me on Zalo