Cấp Cứu Hồ Câu Cá Bị Nổi Đầu, Nổ Mắt, Xuất Huyết Da

Một buổi sáng như bao ngày làm việc bình thường, Tin Cậy nhận được một cuộc gọi từ anh khách hồ câu ở phường Tam Bình, Thủ Đức.

 “Alo em ơi, chạy qua hồ của anh dùm cái. Cá anh mới thả 4 hôm mà nó nổi đầu lên hết ao chết quá chừng. Sáng giờ anh vớt 5 xe rùa rồi.”

Vừa chạy qua đến thì đây là cảnh tượng đầu tiên dập vào mắt. Cá rô phi, cá diêu hồng và cả cá mè nổi đầu khắp mặt ao, cá chết dạt vào bờ rất nhiều. Tổng cá trong ao khoảng 1,4 tấn, sau khi thả 4 ngày thì chết trong ngày 150kg.

Cấp cứu hồ câu cá bị nổi đầu, nổ mắt, xuất huyết da
Cấp cứu hồ câu cá bị nổi đầu, nổ mắt, xuất huyết da

1. Kiểm tra, đánh gia ban đầu

Qua kết quả kiểm tra nước và đánh giá ban đầu cho thấy, nồng độ NH4, NH3 rất cao, oxi trong ao thấp dẫn đến quá trình Nitrit hóa không diễn ra thuận lợi, bên cạnh đó cá cũng cần oxi để hô hấp. Tại thời điểm Thuyền đến, ao không có hệ thống oxi, nước đứng và nhiều xác lá cây, rác trên bờ bị gió cuốn xuống mặt ao.

Về tình trạng cá, cá thả gần 1,4 tấn, đã chết hơn 150kg và nổi lên trong ngày. Cá chết có hiện tượng nổ mắt 1 bên hoặc 2 bên chiếm > 50%, ghẻ và xuất huyết da >20%, thiếu hụt oxi khi chết vùng mang có màu tím sẫm chiếm >10%, phần còn lại là cá đã chết sình từ nhiều ngày trước.

Cá chết hàng loạt - Cấp cứu hồ câu cá bị nổi đầu
Cá chết hàng loạt – Cấp cứu hồ câu cá bị nổi đầu

Về nguồn nước, ao trước đó dùng để nuôi cá trê, nước vẫn bị khí độc nặng nhưng do các trê có sức chống chịu cao hơn nên không bị chết. Nguồn nước cấp chủ yếu là từ nước sông, đường ống dẫn nước thông qua ao cá trê chưa được bịt kín nên nước dơ từ ao cá trê vẫn tràn qua được.

2. Giải pháp cấp cứu và phục hồi cho ao cá rô phi

Quá trình cấp cứu và phục hồi ao cá khoảng 500m3 diễn ra trong khoảng 1 tuần:

Ngày 1:

  • Cấp cứu ngợp oxi. Nova Oxygen 3kg cấp cứu tạm thời giúp cá giảm nổi đầu.
  • Hấp thụ khí độc. Sử dụng Yufish chai 1L với hàm lượng Yucca Schidigera đậm đặc, mỗi lần tạt 200ml, tạt khi cá nổi đầu, nhất là vào ban đêm.
  • Ủ chế phẩm vi sinh BiO – TC7: 250g TC7 + 1 lít EM1 + 1,5L mật rỉ đường, sau đó định mức đến 20L nước. Sục khí trong 5h. Tạt đều khắp ao, tạt tốt nhất vào buổi sáng.
  • Kết hợp chạy oxi liên tục.
  • Trộn Zeofish hấp thụ khí độc. Công thức: 5kg Zeofish + 250g BiO – TC3 + 1,5L mật rỉ đường. Rải đều ao vào buổi chiều tối.
  • Ủ yếm khí EM1: 5L EM1 + 5L mật rỉ đường, định mức 120L nước. Sử dụng tốt nhất sau 5-7 ngày ủ men.
  • Số lượng cá chết sau 1 ngày xử lý khoảng 15kg.

Chạy oxi kết hợp cấp cứu bằng Oxigen hạt

Ngày 2:

  • Tạt vitamin C giúp tăng đề kháng cho cá vào sáng sớm. Nova C gói 1kg, pha loãng vào nước hoặc trộn vào thức ăn hoặc rãi trực tiếp khắp hồ. Có thể sử dụng nước cam sành để thay thể cho hiệu quả tốt hơn, liều 8kg/1000m3.

Tạt vitamin C và trộn Zeofish hấp thụ khí độc

  • Ủ tiếp tục 250g Bio – TC7 như ngày 1. Tạt vào buổi sáng.
  • Chạy quạt liên tục.
  • Sử dụng 200ml Yufish pha loãng tạt khắp ao khi thấy cá nổi lên nhiều.
  • Trộn Zeofish hấp thụ khí độc. Công thức: 5kg Zeofish + 250g BiO – TC3 + 1,5L mật rỉ đường. Rải đều ao vào buổi chiều tối.
  • số lượng cá nổi đầu sau 2 ngày giảm đáng kể, gần như không còn thấy cá mè và cá diêu hồng nổi gần mặt nước. Lượng cá chết giảm còn khoảng 5kg. Nước sạch và nhẹ hơn.

 

Hàm lượng oxi hòa tan trong ao còn thấp
Hàm lượng oxi hòa tan trong ao còn thấp

Sau 2 ngày xử lý nước, sức khỏe cá đã dần khởi sắc, cá tản ra khắp ao, số lượng cá nổi dầu so với ban đầu giảm đi đến 60%, số còn lại là cá yếu tập trung ở vị trí chạy oxi. Nước trong hơn và k còn nghe mùi tanh hôi.

Cá phản ứng mạnh hơn khi có người, quẩy mạnh khi bị tạt nước hoặc vi sinh. Sau khi cá đạ khỏe mạnh thì tiến hành diệt khuẩn ao, vì diệt khuẩn ao trong thời điểm cá còn yếu là rất nguy hiểm.

Ngày 3:

  • Chạy quạt và tạt thêm vitamin C vào buổi sáng.
  • Khi nắng gắt tiến hành diệt khuẩn với BKC, liều lượng 1 lít/ 1000m3. Cần có thời gian để hóa chất diệt khuẩn mất tác dụng hoàn toàn trước khi tạo lại vi sinh trong ao, ít nhất 24h.
  • Chạy quạt liên tục. Cần chạy oxi để tăng hàm lượng oxi hòa tan trong ao và khử nhanh chống hóa chất diệt khuẩn có trong ao.

→ Số lượng cá chết tăng, khoảng 20kg. Do quá trình diệt khuẩn khiến cho số lượng cá yếu bị chết.

Ngày 4:

  • Sau khi đã diệt khuẩn tiến hành đánh vi sinh EM1 đã ủ liều cao, 40 lít/ 500m3 liên tục trong 3 ngày.
  • Ủ chế phẩm vi sinh BiO – TC7: 250g TC7 + 1 lít EM1 + 1,5L mật rỉ đường, đánh vào buổi sáng định 2 ngày một lần, đến khi khí độc đáy giảm.
  • Trộn Zeofish hấp thụ khí độc. Công thức: 5kg Zeofish + 250g BiO – TC3 + 1,5L mật rỉ đường. Rải đều ao vào buổi chiều tối.
  • Bổ sung vitamin C rãi khắp ao cho cá.

Ngày 5:

  • Cá mè, cá diêu hồng không còn thấy nổi đầu, lượng cá phi nổi đầu giảm đáng kể.
  • Tăng cường chạy oxi.
  • Đánh vi sinh EM1 định kì mỗi ngày. Tạo nguồn vi sinh vật có lợi và hỗ trợ phân hủy lượng thức ăn dư thừa cũng như kiểm soát khí độc.
  • Thời gian này cá đã khỏe hơn và môi trường nước cũng ổn định, lượng khí độc đáy ao đã giảm, tuy nhiên vẫn còn ở ngưỡng cao. Tiếp tục sử dụng vi sinh EM1 định kì 3-5 ngày một lần cho đến khi cá ăn lại bình thường.
Nước sáng và sạch hơn sau 5 ngảy xử lý
Nước sáng và sạch hơn sau 5 ngảy xử lý

3. Những lưu ý khi thả cá

Qua sự việc trên, chúng ta thấy được việc xử lý nước trước khi thả cá là cần thiết, đối với những ao cá có nguồn nước tự nhiên sạch thì cũng cần tắm khử trùng cá trước khi thả để phòng bệnh. Những lưu ý trước khi thả cá để giảm tỉ lệ cá chết:

  • Khử trùng nguồn nước nhất là đối với nguồn nước tù, nước có tiềm ẩn chất độc hại (nước thải từ sinh hoạt, nước thải nhà máy, nước có phèn cao,…).
  • Sàng lọc những con cá có dấu hiệu bệnh, yếu ra khỏi đàn.
  • Sát khuẩn cá bằng muối hột hoặc Iodine trước khi thả để giảm các bệnh vi khuẩn qua da, và để không lây lan cho cá có sẵn trong ao hoặc vi khuẩn lạ từ nơi khác tới.
  • Sử dụng vitamin C tạt và chống sốc cho cá khi thả giúp cá nhanh làm quen môi trường chống sốc và giảm stress.

Qua sự việc trên, bà con thấy được vấn đề nguồn nước đối với vật nuôi thủy sản rất quan trọng. Kiểm tra nguồn nước thường xuyên để có những hướng xử lý kịp thời.

Tác giả: Hải Thuyền

Mọi thắc mắc về “Cấp cứu hồ câu cá bị nổi đầu, nổ mắt, xuất huyết da”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 701 278 – 0933 015 035 – 0902 671 281

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Contact Me on Zalo