Cá Koi Bị Đốm Đỏ – Giải Pháp Phòng Và Trị Bệnh
Đối với những người chơi cá koi, chỉ cần đàn cá xuất hiện một vài dấu hiệu bất thường cũng làm người nuôi cá koi lo lắng. Bệnh đốm đỏ (đỏ mình) trên cá coi cũng là một loại bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe, thẩm mỹ của cá nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, cá sẽ chết.
Đối với những người mới nuôi cá koi sẽ chưa có nhiều kinh nghiệm trọng việc phát hiện, xử lý bệnh. Sau đây Thủy Sản Tin Cậy sẽ chia sẻ về một số thông tin về dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân, giải pháp phòng và trị bệnh đốm đỏ trên cá koi. Từ đó giúp những người mới bắt đầu chơi cá koi có một số thông tin hữu ích xử lý kịp thời, cứu được đàn cá yêu của mình.
Dấu hiệu nhận biết
- Cá ăn yếu, bơi lờ đờ, chậm chạp, tách đàn, núp bóng, bơi húi đầu xuống đáy
- Da cá chuyển sang màu hồng ở một số vị trí trên cơ thể, sau đó lan rộng và tối dần thành màu đỏ tía
- Cá bị bệnh nặng phần vây, đuôi cá cũng chuyển sang màu đỏ
- Các vùng da bị xuất huyết
Nguyên nhân cá bị đốm đỏ (đỏ mình)
Thời tiết thay đổi đột ngột, nắng mưa thất thường, nhiệt độ chênh lệch quá lớn 2-5oC, làm cá bị sốc, không thích ứng kịp.
Các bị stress do các yếu tố môi trường xung quanh: Mật độ nuôi cá quá dày, tiếng ồn, chế độ ăn uống không cân đối, chất lượng nước xấu, ô nhiễm,…
Môi trường nước ao nuôi ô nhiễm, nước vẫn đục do thức ăn thừa, chất thải tích tụ lâu ngày không được vệ sinh thay nước định kỳ, xử lý vi sinh định kỳ. Dẫn đến các chỉ tiêu chất lượng nước thay đổi: pH, oxy, gia tăng hàm lượng khí độc NH3, NO2,..làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cá.
Do vi khuẩn Aeromonas Hydrophylla hoặc cũng có thể do Pseudomonas gây ra. Vi khuẩn có hại luôn có trong môi trường nước, khi cơ thể cá suy yếu hoặc bị trầy xước, va đập mạnh trong quá trình di chuyển là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại tấn công xâm nhập vào cơ thể cá. Chúng tiết ra các chất độc hại phá hủy lớp da bên ngoài và gây ra triệu chứng đốm đỏ trên cá koi.
Chế độ cho cá ăn không hợp lý, cá koi rất háo ăn, cho cá ăn quá nhiều có thể làm tổn thương nội tạng, gây ra tắc nghẽn mạch và đốm đỏ.
Cá bị đốm đỏ có thể do quá trình bắt trình bắt cá vận chuyển cá không cẩn thận gây tắc nghẽn mạch.
Giải pháp phòng và trị bệnh cá bị đốm đỏ trên cá koi
Điều trị bệnh:
Cần kiểm tra lại các yếu tố để xác định rõ nguyên nhân gây bệnh đốm đỏ từ đó đưa ra giáp pháp xử lý hiệu quả.
Khi phát hiện cá bị đốm đỏ nếu số lượng ít nên tách ra chăm sóc xử lý riêng để tránh lây lan, giúp cá nhanh hết bệnh. Tắm cá bằng muối ăn 2 – 5 kg/m3, muối làm sạch da, ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương.
Giảm lượng thức ăn cho cá trong thời gian xử lý, hạn chế dư thừa thức ăn, giảm sự gia tăng ô nhiễm môi trường nước
Dùng Novadine/BKC hoặc muối ăn để diệt khuẩn môi trường nước…2 ngày sau khi diệt khuẩn tạt men vi sinh EM AQUA cá koi 200 – 300ml/100m3 lúc 9-10h sáng, 2-3 ngày/lần, cung cấp lại nguồn vi sinh có lợi, xử lý chất hữu cơ, thức ăn thừa, cải thiện làm sạch môi trường nước.
Thay nước lúc chiều mát, 3 ngày liên tục, mỗi ngày 30% giúp giảm mật độ vi khuẩn gây hại, cải thiện chất lượng nước. Sau khi thay nước cần bổ sung vitamin C, tăng cường cung cấp oxy, đánh muối để tăng sức đề kháng cho cá, làm lành các vết thương.
Trộn kháng sinh: Nova – Sultrim 240/Nova – Doxy 50%/Nova – Oxytetra 500/ Flor 500 For fish,…theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì, cho cá ăn liên tục 5 – 7 ngày.
Sau khi cá có dấu hiệu hồi phục sức khỏe cần trộn men tiêu hóa Bacilac, vitamin C, thuốc bổ gan Hepatol giúp cá tăng sức đề kháng, giải độc gan sau thời gian sử dụng kháng sinh.
Giải pháp phòng bệnh
- Thường xuyên quan sát, theo dõi hoạt động của cá. Kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng nước: pH, O2, nhiệt độ, NH3, NO2,..điều chỉnh xử lý ở ngưỡng lý tưởng cho cá sinh trưởng và phát triển
- Nuôi cá với mật độ vừa phải để cá được thoải mái, che chắn hồ hạn chế các tác động bên ngoài làm cá bị stress
- Định kỳ thay nước, mỗi lần thay 30% lúc chiều mát, tránh thay nước 1 lần quá nhiều và đột ngột sẽ làm cá bị sốc
- Điều chỉnh lượng thức ăn và số lần ăn trong ngày cho cá. Khi điều kiện thời tiết bất lợi nên giảm khẩu phần ăn cho cá.
- Định kỳ 3 – 5 ngày/lần tạt men vi sinh EM AQUA cá koi vừa giúp cung cấp nhiều vi sinh có lợi vừa giúp cải thiện làm môi trường nước trong sạch.
- Cá mới mua về, phải cách ly 14 ngày trước khi thả chung vào hồ nuôi. Trong thời gian này, nên nuôi cá trong bể có lọc và sục khí, pha thêm muối 5kg/m3 để tiêu diệt mầm bệnh.
- Bổ sung men tiêu hóa, vitamin, khoáng chất cho cá giúp cá hấp thụ tốt thức ăn và khỏe mạnh
- Dinh dưỡng tốt cũng là một yếu tố giúp cá khỏe, lướt bệnh tốt, công ty Tin Cậy có cung cấp cám cá koi hiệu Hikari nhập khẩu từ Nhật Bản cho người nuôi cá koi. Cám cá koi Hikari Friend với các đặc tính tăng trưởng vượt trội, luôn giữ cho cá khỏe mạnh, ổn định vitamin C, thúc đẩy sức đề kháng với stress và khả năng miễn dịch với bệnh.
Hy vọng những chia sẻ trên đây giúp người nuôi cá koi có thể nhận biết dấu hiệu khi cá bị bệnh đốm đỏ, xác định được nguyên nhân và có giải pháp xử lý hiệu quả, cứu được đàn cá koi của mình
Tác giả: Nguyễn Hiền
Mọi thắc mắc về bài viết “Cá Koi bị đốm đỏ – Giải pháp phòng và trị bệnh”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0902 882 249 – 0932 063 123 – 0902 882 247 – 0909 307 123
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Công Ty Tin Cậy | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ