Cách Xử Lý Phèn Trong Ao Nuôi Cá

Trước đây, Công ty Tin Cậy có nhiều bài viết về Phèn và cách xử lý phèn trong ao nuôi tôm của bà con. Hôm nay, chúng tôi xin được tư vấn hướng dẫn và trình bày một vấn đề liên quan đó chính là Phèn và cách xử lý phèn trong ao nuôi cá.

Như bà con đã biết, khi nói tới phèn trong thủy sản thì ai ai cũng sợ hết, vì đây là một vấn đề rất khó xử lý, nếu có xử lý cũng không hết hoặc nếu giảm thì vài ngày sau lại có hiện tượng bị phèn lại, gây khó khăn cho công tác xử lý của bà con cô bác, không hiệu quả lại còn tốn kém chi phí và công sức nữa.

Hiểu được tâm tư nguyện vọng của bà con, Công ty Tin Cậy xin có bài viết bao quát cụ thể về vấn đề này.

Đầu tiên, Tin Cậy xin giới thiệu tới bà con về những dấu hiệu hình thành phèn trong ao nuôi cá như sau:

  • Khi bà con quan sát ao của mình xuất hiện màu nước bất thường, thường màu ao sẽ chuyển sang màu trà, có váng màu vàng nổi lên trên bề mặt nước ao nuôi cá của bà con.
Cách xử lý phèn trong ao cá
Cách xử lý phèn trong ao cá
  • Nếu trong ao mà phèn sắt hình thành thì thường trong ao sẽ xuất hiện những váng màu đó.
  • Phèn được hình thành do sự hoạt động quá mức của vi khẩn kỵ khí dưới đáy ao sẽ sinh ra lưu huỳnh, kết hợp với Fe (sắt) có sẵn trong trầm tích đất dưới đáy ao sẽ hình thành nên phèn sắt (FeS2) còn gọi là Pyrit.
  • Ngoài Pyrit ra thì còn có một số tạp chất gây phèn được hình thành từ lưu huỳnh như: Các Oxit sắt (Fe), Nhôm (Al)…
  • Các vùng đất mà đã bị nhiễm phèn thông thường đất sẽ có màu xám đen, hàm lượng Pyrit (FeS2) rất cao. Vì thế khi đào ao nuôi cá sẽ rất khó khăn trong vấn đề xử lý phèn cho bà con nông dân.

cach xu ly phen trong ao nuoi ca 03

  • Đối với cá mà bà con mình đang nuôi nếu trong nước hình thành phèn, khi độ phèn cao, da cá sẽ chuyển màu đen, cá gầy đi và chậm lớn, nếu tình trạng pH xuống quá thấp sẽ xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt.
Cách xử lý phèn trong ao cá
Cách xử lý phèn trong ao cá
  • Cá bị phèn sẽ ảnh hưởng đến hô hấp của cá, phèn cao quá làm quá trình hô hấp của cá tăng cao, cá sẽ bị mất nhiều năng lượng, năng lượng giảm sẽ làm giảm sự tăng trưởng và ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản của cá, từ đó ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của đàn cá nuôi.

Như vậy, chẳng lẽ chúng ta bó tay với vấn đề này không có cách nào xử lý hay sao?

Nhưng không, chúng ta vẫn có cách giải quyết và Tin Cậy có cung cấp một loại sản phẩm chuyên xử lý vấn đề phèn trong ao của bà con.

Những vấn đề xử lý mà bà con mình thường sử dụng nhất đó là rửa chua, phương pháp này được thực hiện như sau:

  • Sau khi bà con mình tát cạn nước trong ao nuôi cá, bà con nên sử dụng vôi bột với liều 15-20 kg cho 100m2, rải vôi đều, sau đó đảo đều giữa lớp bùn đất và vôi vừa rải, kế tiếp bà con lấy nước vào khoảng 40-50 cm, sau đó bà con ngâm ao 1 ngày rồi bơm nước đó ra xả bỏ, bà con lặp đi lặp lại quy trình đó 3 lần, đến lần thứ 3 thì bà con cấp nước vào ao mực nước khoảng từ 1,2m – 1,5m tùy theo đối tượng và kích cỡ cá nuôi. Trước khi thả cá bà con nên đo pH bằng các test pH nhỏ gọn và dễ dàng sử dụng. (bà con xem tham khảo sản phẩm test pH sera mà công ty Tin Cậy cung cấp
Test nhanh pH hãng Sera
Test nhanh pH hãng Sera

Định kì khoảng 10 ngày bà con nên bón vôi với liều từ 2-3 kg cho 100m3 nước trong ao, có tác dụng làm giảm mức độ phèn trong ao của bà con.

Như đã nói ở trên, Công ty Tin Cậy có cung cấp đến bà con một loại sản phẩm chuyên xử lý phèn trong ao nuôi cá đó và xin giới thiệu tới bà con đó chính là Men vi sinh xử lý phèn cho ao nuôi

 

 

  • Thành phần chính của sản phầm này chính là vi khuẩn có ích Bacillus spp: ≥ 109cfu/ml
  • Về tác dụng đó chính là:
    • Khử phèn nhờ loại bỏ Pyrite (FeS2) dư thừa trong ao nuôi, giúp ổn định pH, gây màu nước.
    • Ngoài ra, sản phẩm này còn loại bỏ các kim loại nặng gây độc và phân giải chất hữu cơ trong ao nuôi trồng thủy sản trong ao nuôi cá của bà con mình.
    • Nhờ những công dụng trên, dòng sản phẩm này sẻ giúp tăng năng suất nuôi trồng, giảm chi phí xử lý và đặc biệt rất thân thiện với môi trường ao nuôi.

Tin Cậy hướng dẫn bà con cách dùng như sau:

  • Ở giai đoạn cải tạo ao: bà con sử dụng 2 – 5L chế phẩm vi sinh xử lý phèn BIO-TC6tùy theo mức độ nhiễm phèn của ao mà bà con mình pha trong 200 đến 500 lít nước, khuấy đều và tạt khắp ao; hoặc rải đều trên diện tích 10.000 m2 bề mặt nước ao nuôi cá.
  • Còn trong quá trình nuôi: thì bà con mình sử dụng 1 – 2L chế phẩm pha trong 100 -200 lít nước, khuấy đều và tạt khắp ao trên diện tích 10.000 m2 bề mặt nước, định kì 7 ngày/lần.
Cách xử lý phèn trong ao cá
Cách xử lý phèn trong ao cá. Nguồn ảnh: Internet

Cơ chế khử phèn của Men vi sinh khử phèn cho ao nuôi (cho bà con tham khảo)

Như bà con đã biết đất nhiễm phèn là loại đất được hình thành ở vùng ven biển có nhiều xác sinh vật chứa lưu huỳnh, các sinh vật này bị phân huỷ yếm khí, giải phóng ra lưu huỳnh (S). Trong điều kiện yếm khí, lưu huỳnh (S) sẽ kết hợp với nguyên tố sắt có sẵn trong phù sa tạo thành hợp chất Pyrite (FeS2).

Khi tiếp xúc với không khí, pyrite trong đất ẩm bị oxy hóa, hình thành các oxít sắt và axít sulfuric. Axít sulfuric làm tan sắt và kim loại nặng trong đất như nhôm, kẽm, mangan, đồng từ đất. Kết quả là đất bị chua, nước  pH thấp và chứa các kim loại độc hại vượt quá ngưỡng chịu đựng của cá (sắt: 0.2ppm, nhôm: 0.5ppm); ảnh hưởng bất lợi cho hầu hết các loài thủy sản. Pyrite nếu không được xử lý triệt để trong ao nuôi sẽ làm giảm năng suất và thậm chí mất hoàn toàn.

Vi khuẩn  Bacillus spp (trong chế phẩm BIO-TC6) có vai trò loại bỏ pyrite (FeS2) dư thừa trong ao nuôi trồng thuỷ sản qua các phản ứng như sau:

1. Phản ứng 1: Phản ứng khởi đầu

  • Một lượng lớn pyrite (FeS2) được tiếp xúc không khí trong giai đoạn phơi khô ao. Sự tiếp xúc của pyrite với oxy gây ra phản ứng hòa tan của nó và sự oxy hóa tự nhiên của lưu huỳnh thành sulfate, hình thành sắt II (Fe2+) và axít sulfuric:

2 FeS2 + 7 O2 + 2 H2O → 2 Fe2+ + 4 H2SO4.

2. Phản ứng 2: Sản phẩm của phản ứng

  • Các sản phẩm của phản ứng 1 có lợi cho sự phát triển của vi khuẩn Bacillus spp. (có trong chế phẩm BIO-TC3), chúng oxy hóa sắt II (Fe2+) (có nguồn gốc từ pyrite) thành sắt III (Fe3+):

Fe2+ + ¼ O2 + H+ → Fe3+ + ½ H2O

  • Sản phẩm của phản ứng là Sắt III (Fe3+) sẽ:
    • Một phần trở thành nguồn khoáng chất cung cấp cho cá và tảo, vi khuẩn Bacillus spp và các vi sinh vật trong quá trình phát triển
    • Một phần tham gia vào phản ứng 3

3. Phản ứng 3: Chu kỳ tăng sinh

  • Sắt III (Fe3+): tiếp tục tham gia phản ứng với lượng pyrite dư thừa, hình thành nhiều sắt II (Fe2+):

FeS2 + 14 Fe3+ + 8 H2O → 15 Fe2+ + 2 SO42- + 16 H+

  • Các sản phẩm của chu kỳ tăng sinh [sắt II (Fe2+) và axit sulfuric (H2SO4)] tham gia lại phản ứng 2, kích thích sự sinh trưởng của vi khuẩn Bacillus spp., tảo và cánuôi như một nguồn khoáng chất.

Men vi sinh xử lý phèn được sử dụng cho ao nuôi nhiễm phèn sắt (pyrite) sẽ giảm dần lượng phèn sắt tự nhiên theo con đường sinh học là nhờ nhóm vi sinh vật Bacillus spp.

Kết quả cuối cùng: pyrite (FeS2) bị cạn kiệt, nhờ đó mang cá được làm sạch, giảm stress và tỷ lệ chết cho cá.

Ngoài ra, Việc sử dụng chế phẩm EM AQUA định kỳ 7 ngày/lần trong ao nuôi thủy sản sẽ giúp tăng khả  năng cạnh tranh và đối kháng với vi sinh vật có hại cho tôm (vi khuẩn Vibrio spp.) qua các cơ chế như sau:

(1) Khả năng cạnh tranh về dinh dưỡng, sử dụng nguồn khoáng chất Fe3+ và nơi cư trú. Nhóm vi khuẩn Bacillus spp. sinh ra các enzyme thuỷ phân (α-amylase, protease) giúp phân giải các chất hữu cơ dư thừa trong ao nuôi. Làm sạch nước ao, kiểm soát và ngăn chặn hiện tượng tảo bùng phát.

(2) Sinh ra các chất ức chế (kháng sinh), ức chế sự sinh trưởng nhóm vi sinh vật có hại.

Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản

Kính chúc bà con có những vụ nuôi thật thành công!!!


Mọi thắc mắc về bài viết “Cách xử lý phèn trong ao cá”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0933 015 035 – 0902 650 369 – 0903 908 671

Email: [email protected]; [email protected], [email protected]

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Công Ty Tin Cậy  | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Contact Me on Zalo