CÁC CHỈ TIÊU KHÍ ĐỘC TRONG HỒ CÁ KOI CẦN CHÚ Ý

Cá Koi là một loài cá đang được nhiều dân chơi cá cảnh ưa chuộng, chúng rất đắt giá bởi vẽ đẹp độc đáo về màu sắc, biểu tưởng quyền quý của chúng. Nhiều dân chơi cá cảnh còn nói vui rằng “chăm sóc cá Koi như chăm sóc con của mình”. Vì Cá Koi rất nhạy cảm với môi trường nước, khi các chỉ số nước thay đổi đột sẽ ảnh hưởng đến cá ngay.

Khi chơi cá Koi một trong những vấn đề gây khó khăn cho người chơi cá là hàm lượng khí độc NH3, NO2,… phát sinh liên tục và thường đạt đến mức gây độc cho cá Koi của mình.

Chu trình phát sinh khí độc trong hồ cá Koi - Các chỉ tiêu khí độc trong hồ cá Koi cần chú ý
Chu trình phát sinh khí độc trong hồ cá Koi – Các chỉ tiêu khí độc trong hồ cá Koi cần chú ý

Nguồn đạm trong nước hồ cá Koi là nguyên nhận gây ra cá khí độc NH3, NO2.

Đạm trong nước phân hủy   ⇒   NH3    ⇔   NH4+

NH4+  + 1.5 O2    ⇒   NO2 + 2H+ + H2O

Nguồn đạm trong nước có từ:

  • Thức ăn cá Koi thường chứa nhiều đạm, khi cho cá ăn một phần thức ăn cá không tiêu thụ hết sẽ tan vào trong nước, thức ăn thừa là nguồn đạm gây ô nhiễm nguồn nước.
  • Nguồn đạm từ phân cá, cá chỉ tiêu hóa khoảng 25% đạm từ thức ăn, phần đạm còn lại trong thức sẽ được cá bài tiết ra ngoài.
  • Xác tảo chết phân hủy ra đạm

Amonia là chất độc hại tích lũy trong qúa trình nuôi, tồn tại trong môi trường nước ở 2 dạng NH4+ (dạng ion) và NH3 (amonia tự do) dạng ion ít gây độc cho cá,  trong khi đó dạng NH3 lại gây hại cho cá Koi của bạn. Hàm lượng NH3 hiện diện trong môi trường nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó pH và nhiệt độ là hai yếu tố quan trọng nhất. Khi pH càng cao, NH4+ nhanh chóng chuyển hóa thành NH3, độc tố NH3 càng mạnh gây hại cho cá Koi làm cá Koi bị bệnh, nguy hiểm hơn là làm chết đàn cá yêu của bạn. NH3 và NO2 cao làm cá giảm khả năng miễn dịch và sức đề kháng nên cá Koi dễ nhiễm bệnh. Nhiệt độ nước tăng cũng làm tăng tỉ lệ NH3 nhưng ảnh hưởng của nhiệt độ ít hơn của pH. Và trong hầu hết các thủy vực nhiệt độ dao động không quá lớn, nên trong hồ cá Koi việc đánh giá mức độ độc của khí amoni có liên quan trực tiếp đến pH của nước.

cac chi tieu khi doc trong ho ca koi 03

Đồ thị biểu thị mối liên hệ tỷ lệ NH3 phụ thuộc vào pH và nhiệt độ

Khi pH > 9 nồng độ NH3 trong nước sẽ tăng gấp hàng chục lần so với nồng độ NH4+, cá sẽ bị nhiễm độc NH3 qua mang vào máu. Nếu bị nhiễm nặng sẽ chết hàng loạt đàn cá yêu của bạn, trường hợp nhiễm nhẹ làm cá yêu của bạn chậm lớn, dễ bị nhiễm bệnh.

pH thích hợp cho cá Koi phát triển tốt nhất pH = 7-7.5. Nhiệt độ: 20-27oC

Bảng tỷ lệ NH3 trong nước theo độ pH và nhiệt độ:

cac chi tieu khi doc trong ho ca koi 04

Người chơi cá Koi “nhàn nhã” là người có thể chủ động kiểm soát các các khí độc NH3, NO2, NO3, … có trong hồ luôn trong ngưỡng an toàn.

Để kiểm soát lượng khí độc trong hồ cá Koi, giảm nguy cơ gây hại cá yêu của bạn, bạn cần thường xuyên đo các chỉ số NH3, NO2, NO3, pH,…bằng các dụng cụ, bộ test cho hiệu quả nhanh, dễ thực hiện như: test pH sera, test NH4/NH3 sera, test NH4 JBL, test NO2 sera, test NO3 sera, bút đo pH Hanna Hi98107,…

Các chỉ tiêu khí độc trong hồ cá Koi cần chú ý
Các chỉ tiêu khí độc trong hồ cá Koi cần chú ý
Các chỉ tiêu khí độc trong hồ cá Koi cần chú ý
Các chỉ tiêu khí độc trong hồ cá Koi cần chú ý
Các chỉ tiêu khí độc trong hồ cá Koi cần chú ý
Các chỉ tiêu khí độc trong hồ cá Koi cần chú ý

Biện pháp kiếm soát khí độc Amonia

– Giữ cho pH luôn ổn định ở mức an toàn, khống chế mức dao động pH nước hồ theo ngày đêm không quá 1,0. Bạn có thể  sử dụng vỏ hàu ion để ổn định pH nước.

Các chỉ tiêu khí độc trong hồ cá Koi cần chú ý
Các chỉ tiêu khí độc trong hồ cá Koi cần chú ý

Vỏ hàu ion

– Sử dụng sản phẩm vi sinh chất lượng định kì và liên tục, để bổ sung nhóm vi khuần Nitrosomonas spp và Nitrobacter spp, đồng thường tăng cường hàm lượng oxy chuyển nhanh quá trình nitrat hóa NH3 (độc) à NO3 (ít độc).

– Sử dụng kết hợp Yucca định kì giảm khí độc NH3

– Nuôi cá với mật độ vừa phải, theo dõi kiểm soát lượng thức ăn, tránh thức ăn dư thừa. Luôn luôn loại bỏ thức ăn thừa sau khi cho ăn.

Các chỉ tiêu khí độc trong hồ cá Koi cần chú ý
Các chỉ tiêu khí độc trong hồ cá Koi cần chú ý

Lưu ý:

  • Để giảm độc tố NH3 không nên thay nước với tỷ lệ cao đến 50%, pH trong hồ có thể tăng lên do nguồn nước thêm vào có pH cao làm NH4+ chuyển nhanh thành NH3, độc tố NH3 càng mạnh. Thay nước nhiều vi sinh có lợi bị rữa trôi, quá trình nitrat hóa diễn ra chậm lại. Thay nước nhiều nhiệt độ, pH thay đổi đột ngột làm sốc cá.
  • Nếu người nuôi kết hợp việc xã rữa kỹ hệ lọc sẽ rữa trôi cá các vi sinh có lợi thể làm tăng độc tố NH3.

Mọi thắc mắc về “Các chỉ tiêu khí độc trong hồ cá Koi cần chú ý”, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức, TP HCM

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: [email protected]; [email protected]; [email protected]

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Contact Me on Zalo