Phân Biệt Bệnh Đục Cơ Và Hoại Tử Cơ Trên Tôm Thẻ

Bệnh đục cơ và hoại tử cơ trên tôm thẻ khá giống nhau nếu quan sát bằng giác quan thì phần cơ thịt của tôm đều bị trắng đục. Chính vì vậy, nhiều người nuôi tôm thường khó phân biệt được tôm đang bị bệnh đục cơ hay bệnh hoại tử cơ do đó phát đồ điều trị bệnh của 2 bệnh này khác nhau nếu không xác định rõ bệnh để có biện pháp điều trị phù hợp sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất trong quá trình nuôi của bà con.

Hôm nay, Tin Cậy sẽ cùng bà con phân biệt bệnh đục cơ và hoại tử cơ để có biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh phù hợp cho tôm.

Phân biệt bệnh đục cơ và hoại tử cơ trên tôm thẻ
Phân biệt bệnh đục cơ và hoại tử cơ trên tôm thẻ

1. Bệnh đục cơ – cong thân

Bệnh đục cơ: thường bắt đầu xuất hiện tôm thẻ 10 ngày tuổi cho đến khi về đích

Biểu hiện của bệnh:

Phần mô cơ chạy dọc theo cơ thể tôm trở nên trắng đục kèm theo hiện tượng cong thân. Bệnh do thiếu một số khoáng chất thiết yếu trong nước: Kali, Magie, Caxi,…hoặc bị sốc bởi yếu tố môi trường, tác nhân vật lý… dẫn đến đục cơ và cong thân. Nếu không phát hiện sớm và có các biện pháp xử lý kịp thời thì tỷ lệ tôm trong ao chết sẽ tăng cao, gây thiệt hại nặng nề cho bà con.

Nguyên nhân gây bệnh cong thân và đục cơ

  • Tôm bị sốc nhiệt khi kiểm tra nhá lúc trời nắng nóng làm tôm bị giật mình, bị sốc do sự chênh lệch nhiệt độ.
  • Tôm bị giật mình khi bật và tắt dàn quạt nước. Nhiều con sẽ nhảy lên khỏi mặt nước tạo thành “làn sóng” chạy dọc theo ao. Một vài con bị cong thân khi tiếp xúc với không khí và chuyển sang trắng cơ.
Phân biệt bệnh đục cơ và hoại tử cơ trên tôm thẻ
Phân biệt bệnh đục cơ và hoại tử cơ trên tôm thẻ
  • Quá trình kéo lưới bắt tôm để thu tỉa, sang ao… sẽ làm cho một số tôm bị stress một phần hoặc toàn bộ cơ thể sẽ bị trắng đục. Hầu hết những tôm có màu khác thường này sẽ chết. Những con bị nhẹ sẽ mất vài ngày sau mới phục hồi lại được
Phân biệt bệnh đục cơ và hoại tử cơ trên tôm thẻ
Phân biệt bệnh đục cơ và hoại tử cơ trên tôm thẻ
  • Do thiếu Oxy: Lượng oxy trong ao nuôi không đủ nhu cầu cho tôm cũng là một trong những nguyên nhân tôm bị đục cơ và cong thân.
  • Nguyên nhân chính của bệnh cong thân, đục cơ do thiếu một số chất khoáng thiết yếu trong ao nuôi: Kali, Magie, Canxi,…thành phần cần thiết góp phần hình thành lớp vỏ kitin cho tôm.

Giải pháp phòng và điều trị bệnh cong thân và đục cơ

Phân biệt bệnh đục cơ và hoại tử cơ trên tôm thẻ
Phân biệt bệnh đục cơ và hoại tử cơ trên tôm thẻ

Để giúp tôm cứng vỏ tăng trưởng, tăng sức đề kháng, tạo vỏ cũng như lột vỏ dễ dàng hơn. Bà con cần phải bổ sung khoáng cho tôm ngay từ đầu vụ nuôi. Bởi vì tôm hấp thụ và lấy đi một số lượng khoáng trong ao, tới một thời gian nào đó sẽ cạn kiệt cho nên chúng ta phải bổ sung khoáng…nếu để ao tôm thiếu khoáng thì sẽ gây ra bệnh cong thân đục cơ.

Bà con có thể bổ sung khoáng cho tôm bằng hai cách: cách thứ nhất là hòa tan trực tiếp khoáng vào trong nước ao nuôi, cách thứ 2 là bà con mình trộn vào thức ăn cho tôm cá ăn để dễ dàng hấp thụ trực tiếp vào cơ thể tôm.

Bà con có thể dùng Anova Nova Calphos để cung cấp đầy đủ cho các khoáng chất cần thiết giúp tôm mau lớn, mau lột xác, cứng vỏ nhanh. Phòng và điều trị bệnh cong thân, đục cơ, mềm vỏ do thiếu khoáng. Ngăn ngừa tôm chết do dính vỏ, dính giáp đầu ngực.

Tôm thịt: 5 ml/ kg thức ăn, mỗi tuần cho ăn 2-3 lần. Phòng cong thân đục cơ, tạt 1 lít/2.000 – 3.000m3, 1-2 lần/ngày.

Tôm thịt 7-10 ngày trước khi thu hoạch: 10 ml/ kg thức ăn cho ăn liên tục, kết hợp tạt Nova Calphosliều 1 lít/ 1.000 – 1.500m3 tạt xuống ao 1 lần/ngày giúp tôm cứng vỏ, chắc thịt, nặng ký.

→Tham khảo sản phẩm: Khoáng bổ sung cho tôm cứng vỏ – Nova Calphos

Trong quá trình nuôi việc bà con bổ sung các khoáng chất định kỳ sẽ hạn chế tối đa tôm bị bệnh đục cơ cong thân.

2. Bệnh hoại tử cơ

Nguyên nhân

Bệnh hoại tử cơ do Infectious myonecrosis virus IMNV gây ra.

Thường xuất hiện giai đoạn tôm thẻ trên 45 ngày tuổi hiện tượng ban đầu phần cơ đuôi trở nên trắng đục sau đó lan dần khắp cơ thể. Ở mức độ nặng có thể dẫn đến hiện tượng hoại tử và đỏ ở phần cơ này tôm chết và rớt đáy với tỷ lệ khá cao (khoảng từ 40 đến 70%). Bệnh này hiện nay chưa có thuốc trị chỉ phòng ngừa là chính.

Biểu hiện bệnh hoại tử cơ

  • Trên đốt bụng xuất hiện nhiều điểm mờ đục trắng, tôm bệnh nặng hoặc khi thiếu oxy toàn bộ cơ bụng chuyển sang màu trắng đục hoặc cam, đôi khi xuất hiện tượng lột xác đồng loạt.
  • Phần cơ đuôi trở nên trắng đục sau đó lan dần khắp cơ thể. Khi tôm bệnh ở giai đoạn nặng sẽ dẫn đến hiện tượng hoại tử và đỏ ở phần cơ, tôm chết và rớt đáy với tỉ lệ rất cao.
Phân biệt bệnh đục cơ và hoại tử cơ trên tôm thẻ
Phân biệt bệnh đục cơ và hoại tử cơ trên tôm thẻ
  • Tôm xung huyết, viêm mô liên kết, thực bào, xuất hiện thể ẩn trong tế bào chất và có những thay đổi điển hình trong mô cơ nhiễm bệnh.

Giải pháp phòng và điều trị bệnh hoại tử cơ

phan biet benh duc co va hoai tu co tren tom the 12
Phân biệt bệnh đục cơ và hoại tử cơ trên tôm thẻ

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bà con phân biệt được bệnh đục cơ và bệnh hoại tử cơ để có biện pháp phòng và phát đồ điều trị hợp lý cho từng loại bệnh, tránh nhẫm lẫn giữa 2 bệnh dẫn đến việc điều trị không đúng cách, gây thiệt hại, tốn kém nhiều chi phí nhưng không mang lại hiệu quả kinh tế.

Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:

Tác giả: Nguyễn Hiền

Tin Cậy kính chúc bà con có một mùa bội thu!!!


Mọi thắc mắc về ” Phân biệt bệnh đục cơ và hoại tử cơ trên tôm thẻ”, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 701 278 – 0933 015 035 – 0902 671 281

Email: [email protected]; [email protected], [email protected]

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Contact Me on Zalo