5 Cách Hạ pH Hiệu Quả Cho Ao Nuôi Tôm

Quản lý nguồn nước trong ao tôm rất quan trọng, một trong những yếu tố chịu nhiều tác động của ngoại cảnh là pH. pH quá cao hoặc quá thấp đều là yếu tố bất lợi đối với con tôm. Ngày nay, để giảm tác động từ thời tiết ảnh hưởng đến ao nuôi, mô hình làm cho tôm, làm mái che, mái vòm che được tiến hành rộng rãi.

Tuy nhiên, đối với những ao chưa đủ điều kiện kinh phí để xây mái che, mái vòm thì cần có biện pháp ứng biến tăng hoặc giảm pH phù hợp. Trong bài viết này, Tin Cậy chia sẽ cùng bà con 5 cách hạ pH hiệu quả nhất từ kinh nghiệm thực tế người nuôi tôm.

1. Ảnh hưởng của pH đối với sự phát triển của tôm

Bộ test pH của Đức cách sử dụng đơn giản với hơn 80 lần test

https://thuysantincay.com/test-nhanh-ph-trong-ao-nuoi-sera/

pH lý tưởng cho tôm phát triển 7,5 – 8,5, pH quá cao hoặc quá thấp làm mất cân bằng áp suất thẩm thấu bên trong con tôm với môi trường, dễ phát sinh khí độc đáy ao, ảnh hưởng đến quá trình lột vỏ tôm.

  • pH quá thấp tôm lột vỏ dễ bị dính vỏ, dính chân và rớt đáy. pH thường thấp do thay nước nhiều và mưa nhiều.
  • pH quá cao thường đi kèm nước cứng (nước cứng là nước chứa nhiều Ion Ca2+ hoặc Mg2+ hoặc cả hai Ca2+ và Mg2+), pH cao phần lớn là do tảo phát triển mạnh, dày đặc hoặc do đánh vôi thường xuyên ao đất không thay nước được.
Nước pH cao do dùng vôi quá nhiều và tảo phát triển mạnh
Nước pH cao do dùng vôi quá nhiều và tảo phát triển mạnh

Tăng pH hay giảm pH thì khó hơn? Đây là câu hỏi thường được bà con đưa ra tranh luận. Khi điều kiện xả và cấp nước khó khăn, hợp chất hữu cơ cao thì việc tăng pH dễ dẫn đến nhớt nước và dày tảo, giảm pH thì khó hơn vì không thay nước được. Khi điều kiện cấp và xả nước dễ dàng, màu nước sáng thì việc tăng hoặc giảm pH cũng dễ hơn. Vậy cho nên, tăng hay giảm pH khó hơn còn phụ thuộc vào vấn đề môi trường, điều kiện từng hộ nuôi.

2. Hạ pH hiệu quả với men vi sinh

  • Cách 1: Thay nước giếng ngọt vào, pH nước thường từ 6.5-7.5 giúp hạ nhanh pH bằng cách trung hòa nước. Đối với cách thay nước sẽ làm thay đổi môi trường làm cho tôm dễ bị stress, kết hợp chạy quạt để dung hòa nước, bổ sung thêm vitamin C, men vi sinh và men đường ruột, giải độc gan. Khi thay nước dễ khiến tôm lột nhiều, có thể cắt bớt 1 cử ăn cuối ngày và cho ăn mạnh vào hôm sau. Tăng cường khoáng ăn hữu cơ giúp tôm nhanh cứng vỏ và ăn mạnh.
5 Cách hạ pH hiệu quả cho ao nuôi tôm
pH cao tôm khó lột vỏ, màu sắc không sáng

Ngoài nước giếng, nước mưa cũng là một cách hạ pH cực kì hiệu quả. Nhiều bà con nuôi rất ngại trời mưa, đối với người nuôi tôm ao đất không thay nước được đang bị pH cao thì nước mưa lại được ví như “được ban tặng”. Nước chưa có tính chất axit nhẹ dễ dàng trung hòa với nước làm hạ pH trong ao. Tuy nhiên, để kiểm soát môi trường nước ao khi trời mưa thì đòi hỏi người nuôi phải có kinh nghiệm xử lý, trời mưa to tôm dễ bị sốc và ăn yếu dẫn đến các bệnh đường ruột.

  • Cách 2: Ủ men vi sinh với giấm và men bánh mì. Có thể sử dụng men vi sinh có chứa thành phần là vi khuẩn Lactobacillus, hoặc dòng men vi sinh gốc chuyên sử lý nước như EM1, EM AQUA.

Cách ủ: 1L EM + 1kg men bánh mì + 1 cám gạo + 3 kg mật rỉ đường + 30L nước, ủ kín trong 24h – 48h. Thu được khoảng 30L men vi sinh.

Liều sử dụng 20L/ 1000m3 nước, điều đặng mỗi ngày 1 lần cho đến khi đạt được ngưỡng pH như ý. Tảo mỏng tạt lúc 9h sáng, tảo dày tạt lúc 21h tối.

Men vi sinh ủ khoáng + mật đường + cám gạo + men bánh mì
Men vi sinh ủ khoáng + mật đường + cám gạo + men bánh mì

Dân gian cũng tuyên truyền nhau cách dùng giấm ăn hoặc giấm acid axetic 95%, liều lượng 10L/ 1000m3. Tuy nhiên, theo đánh giá của Thuyền cách này chỉ giúp hạ pH tạm thời và dùng khá tốn kém khi pH quá cao. Bà con có thể lưu lại tham khảo khi cần phải hạ pH nhanh chóng.

  • Cách 4: Cắt tảo nếu có. Tảo là một trong những nguyên nhân gây tăng pH cao khi mật độ tảo trong ao quá dày. Ban đêm khi tảo hô hấp tạo ra nhiều CO2, điều này làm cho kiềm trong ao tăng và pH cũng tăng cao.
5 Cách hạ pH hiệu quả cho ao nuôi tôm
Ao bị tảo nặng và tảo tàn – 5 Cách hạ pH hiệu quả cho ao nuôi tôm
  • Cách 5: Sử dụng mật rỉ đường liều lượng 40kg/1000m3. Đây là cách hạ pH nhanh chóng nhưng lại không tốt. Thông thường những ao bị pH là những ao có điều kiện thay nước hạn chế. Sử dụng quá nhiều mật rỉ đường làm tăng hàm lượng dinh dưỡng trong ao, nhớt nước. Và chi phí sử dụng mật rỉ đường cũng cao hơn so với dùng men vi sinh.

Qua 5 cách hạ pH rút ra từ kinh nghiệm thực tiễn, chắc hẵn bà con cũng có những đánh giá về mặt lợi và hại của từng phương pháp. Tùy vào điều kiện và nhu cầu của từng ao nuôi để chọn cách xử lý pH hiệu quả, tiết kiệm chi phí. Chúc quý bà con có một mùa màn bội thu.

Tác giả: Hải Thuyền

Mọi thắc mắc về bài viết “5 Cách hạ pH hiệu quả cho ao nuôi tôm”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 701 278 – 0933 015 035 – 0902 671 281

Email: [email protected]; [email protected], [email protected]

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Contact Me on Zalo