5 Bệnh Thường Gặp Ở Ba Ba

Ba ba là một trong những đối tượng thủy sản hiện đang mang lại giá trị kinh tế cao cho người nuôi. Ba ba là loại động vật có thị thơm ngon, cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng, giúp phòng và chữa trị nhiều bệnh. Ba Ba đang dần trở nên được ưa chuộng rộng rãi trên cả nước và xuất khuẩu. Hiện nay nghề nuôi ba ba ngày càng phát triển, sản lượng ngày càng tăng với nhiều mô hình nuôi đa dạng đáp ứng nhu cầu thị trường.

Mùa vụ thả nuôi ba ba thích hợp từ tháng 2 – tháng 3 hàng năm. Ao nuôi ba ba nên có diện tích 100-600m2, độ sâu 1-1.5m dễ quản lý và chăm sóc. Xung quanh ao nên trồng cây tạo bóng mát cho ba ba. Đáy ao cần có lớp bùn đất dày 10-20cm, xây bờ tường cao 0,7-0,8m để tránh ba ba bò ra ngoài. Bờ ao làm dốc thoải, có lối để ba ba có thể lên xuống tắm nắng.

5 Bệnh thường gặp ở ba ba
5 Bệnh thường gặp ở ba ba
Hình ảnh ao nuôi ba ba của Anh Tuấn ở Bình Chánh – HCM

Mật độ thả nuôi 15 con/m2 cỡ ba ba giống 50-100g/con. Sau khi nuôi khoảng 1 năm thì san thưa nuôi tách riêng đực cái với mật độ 4-5 con/m2 cho đến lúc thu hoạch. Chăm sóc và quản lý tốt sau khoảng 8-10 tháng nuôi ba ba có thể đạt 0.6kg -1.2kg/con, tỷ lệ sống có thể đạt 90-100%.

Giá của ba ba thịt còn tùy thuộc vào kích thước của chúng, kích cỡ càng lớn thì giá càng cao.

Giá ba ba hiện nay:

Size Ba Ba Giá
< 0.9kg/con 320.000đ/kg
1kg/con 350.000đ/kg
1.5-2kg/con 450.000đ – 500.000đ/kg
Size đại 700.000đ/kg.

Ba ba đang là một đối tượng mang lại nhiều giá trị kinh kế. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi nếu không kiểm soát tốt lượng thức ăn, dẫn đến tình trạng thức ăn dư thừa, môi trường nước nuôi ba ba bị ô nhiễm dễ dẫn đến phát sinh nhiều dịch bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe, suy giảm sản lượng và chất lượng ba ba, nghiêm trọng hơn là gây ra thiệt hại về kinh tế của bà con. Như vậy cách nhận biết, biện pháp xử lý, phòng bệnh về một số bệnh thường gặp trên ba ba như thế nào để giúp bà con xử lý kịp thời hạn chế thiệt hại và nâng cao năng xuất. Bà con hãy cùng Tin Cậy tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

5 Bệnh thường gặp ở ba ba
5 Bệnh thường gặp ở ba ba
Hình ảnh ao nuôi ba ba của Anh Tuấn ở Bình Chánh – HCM

1. Nhiễm khí độc do môi trường nước ô nhiễm

Dấu hiệu:

Chân trước và chân sau, bụng của ba ba bị xung huyết sưng đỏ, nếu bị nặng sẽ bị rữa nát, diềm mai bị rách hình răng cưa.

Nguyên nhân:

Lượng thức ăn dưa thừa trong ao lâu ngày không được xử lý, điều kiện thay nước kém, môi trường nước ô nhiễm sinh ra các khí độc: NH3, H2S, NO2,…trong ao với nồng độ cao sẽ gây ngộ độc cho ba ba.

5 Bệnh thường gặp ở ba ba
5 Bệnh thường gặp ở ba ba
Hình ảnh ao nuôi ba ba bị ô nhiễm của Anh Tuấn ở Bình Chánh – HCM

Giải pháp:

  • Sử dụng Nova-Yucca Plus: 1ml/6m3 hấp thu nhanh khí độc, cấp cứu ba ba. Tiến hành thay nước 20-30% lúc chiều mát, trong 3 – 5 ngày là nguồn nước mới đã được cấp vào ao.
Chế phẩm hấp thu khí độc Nova-Yucca Plus
Chế phẩm hấp thu khí độc Nova-Yucca Plus
  • Song song với việc thay nước diệt khuẩn môi trường nước bằng Novadine: 5ml/10m3 hòa tan với nước tạt đều khắp ao. Nên sử dụng Novadine vào lúc trời mát để tăng hiệu quả xử lý.
Thuốc sát trùng cho ao nuôi thuỷ sản Novadine
Thuốc sát trùng cho ao nuôi thuỷ sản Novadine
  • Sau 2 ngày diệt khuẩn tiến hành cấy vi sinh EM Aqua: 10ml/10m3 + 60g/10m3 Zeofish hạt + 5g/10m3 men vi sinh xử lý khí độc NO2 (BIO-TC8) để cung cấp vi sinh có lợi cho ao nuôi, xử lý khí độc, xử lý chất cặn bã, chất thải và những chất lắng tụ lơ lửng, giảm vấn đề ô nhiễm nước.
  • Định kỳ 3 -5 ngày bổ sung vi sinh EM Aqua + Zeofish + vi sinh xử lý khí độc NO2 (BIO-TC8) với liều như trên cho đến khi môi trường nước được cải thiện.
5 Bệnh thường gặp trên ba ba
5 Bệnh thường gặp trên ba ba
  • Trong thời gian xử lý cần giảm lượng thức ăn 50%, tạt Vitamin C vào nước và trộn vào thức ăn tăng sức đề kháng cho ba ba.
Vitamin C bổ sung cho thuỷ sản
Vitamin C bổ sung cho thuỷ sản

2. Bệnh nhiễm trùng, viêm loét hoặc bệnh bã đậu trên ba ba

Dấu hiệu:

  • Ba ba giảm ăn hoặc bỏ ăn, cơ thể gầy yếu, nổi lên khỏi nước ở tầng mặt ven bờ, hoặc có khi bò lên trên bờ, chết rải rác.
  • Xuất hiện những vết loét ăn sâu vào cơ ở trên cổ, đầu, chân và xung quanh phần mềm của mai, có mùi hôi thối.
  • Ở trên mai và cả phần bụng, miệng của vết loét thường xuất huyết, một vài vết loét có thể bị đóng kén, nếu khều miệng vết loét ra, có thể nhìn thấy được những cục màu trắng như bã đậu.
  • Màu sắc da ba ba khác thường, mắt trở nên màu đỏ, móng chân bị cụt, hậu môn viêm xuất huyết, bụng có thể chướng to.
  • Ba ba bị nhiễm bệnh nặng khi mổ nội tạng để quan sát sẽ thấy phổi, lá lách và gan bị xuất huyết chuyển sang màu đen sẫm.
5 Bệnh thường gặp ở ba ba
5 Bệnh thường gặp ở ba ba
Hình ảnh nguồn internet
5 Bệnh thường gặp ở ba ba
5 Bệnh thường gặp ở ba ba
Nguồn ảnh công ty Tin Cậy

Nguyên nhân:

Ao nuôi với mật độ dày, đáy ao bị ô nhiễm, không được thay nước thường xuyên. Tác nhân gây bệnh: Những loại vi khuẩn sống ở trong bùn và nước bẩn như: Pseudomonassp, Aermonas hydrophylam,…gây ra.

5 Bệnh thường gặp ở ba ba
5 Bệnh thường gặp ở ba ba
Hình ảnh ao nuôi ba ba của Anh Tuấn ở Bình Chánh – HCM

Giải pháp:

  • Cách ly ba ba bị bệnh với những con ba ba khác trong ao nuôi.
5 Bệnh thường gặp ở ba ba
5 Bệnh thường gặp ở ba ba
  • Tiến hành thay nước 20-30% lúc chiều mát.
  • Diệt khuẩn môi trường nước bằng Novadine: 5ml/10m3
  • Dùng kháng sinh Oxytetracycline trộn chung với mỡ động vật như mỡ heo rồi bôi trực tiếp lên các vết loét của ba ba: bôi 3 lần/tuần, cho ba ba ở trên cạn trong khoảng từ 30 – 60 phút, sau đó mới thả ba ba trở lại nước.
Thuốc đặc trị nhiễm khuẩn trên thuỷ sản Nova-Oxytetra 500
Thuốc đặc trị nhiễm khuẩn trên thuỷ sản Nova-Oxytetra 500
  • Trường hợp vết loét nặng, có kén, phải dùng bông tăm lấy hết kén ra, sau đó lau sạch vết thương, rắc thuốc kháng sinh đã tán thành bột và bôi thuốc mỡ ra bên ngoài.
  • Cho ba ba trên cạn càng lâu càng tốt, có thể 2-3 ngày, tùy theo sức khỏe của ba ba, nhưng phải luôn giữ độ ẩm và yên tĩnh cho ba ba.
  • Có thể tắm cho những con ba ba bị bệnh bằng nước muối pha loãng 3-5o/oo hoặcdung dịch thuốc tím KMnO4 nồng độ 10-20ppm (mg/l) thời gian 15 – 30 phút hoặc những loại thuốc kháng sinh liên tục trong 3 – 5 ngày, tỷ lệ ba ba khỏi bệnh có thể đạt đến 70 – 80%.
5 Bệnh thường gặp ở ba ba
5 Bệnh thường gặp ở ba ba

 

  • Trong thời gian xử lý cần giảm lượng thức ăn 50%, trộn kháng sinh Nova-Amox 50% WSP  trị các bệnh nhiễm trùng trên do vi khuẩn Aeromonas hydrophilagây ra: 1g/1kg thức ăn/ngày cho ăn 2 lần trong ngày, liên tục 3-5 ngày. Đồng thời bổ sung Vitamin C + Aqua-Beta Garlic vào nước và trộn vào thức ăn tăng sức đề kháng cho ba ba.
  • Sử dụng chế phẩm vi sinh EM Aqua định kỳ giúp phân hủy nhanh chất hữu cơ dư thừa ở trong nước và nền đáy của ao nuôi, góp phần làm gia tăng hàm lượng oxy hòa tan, ổn định độ pH.

3. Bệnh đỏ cổ

Dấu hiệu:

  • Ba ba lờ đờ, chậm chạp, thỉnh thoảng nổi lên mặt nước, thường bò lên bờ, bỏ ăn
  • Cổ bị xung huyết sưng lên có màu đỏ không thể rút vào trong mai, bụng cũng xung huyết có màu đỏ và có những khoảng loét đỏ…
  • Gan, tỳ phù thũng, mồm mũi chảy máu, 2 mắt mờ nhìn không rõ.
  • Bệnh này rất nguy hiểm, mức độ truyền nhiễm rất nhanh.

Nguyên nhân:

Nguyên nhân do vi rút và nấm.

Giải pháp:

  • Cách ly ba ba bị bệnh với những con ba ba khác trong ao nuôi.
  • Tiến hành thay nước 20-30% lúc chiều mát.
  • Diệt khuẩn môi trường nước bằng Novadine: 5ml/10m3
  • Dùng các loại kháng sinh Tetracycline hoặc Peniciline: 20-30mg/kg thức ăn + giải độc gan thận: 5g/kg thức ăn cho ăn liên tục trong vòng 5-7 ngày.
  • Bổ sung chế phẩm vi sinh EM Aqua cung cấp vi sinh có lợi cho môi trường ao nuôi.

4. Bệnh sưng phổi, mù mắt

Dấu hiệu:

Ba ba bị mù cả hai mắt, lờ đờ thường lên bờ nằm im, khó thở, luôn ngóc đầu, há mồm, ăn ít rồi bỏ ăn. Hai mắt của ba ba sẽ bị xung huyết sưng mù, lòng đen bị lõm sâu. Nếu mổ ba ba ra quan sát nội tạng thấy phổi bị đen, có các nốt sần cứng nổi lên trên.

Nguyên nhân:

Do vi khuẩn hình que phó đại tràng sinh ra. Do ao nuôi bị ô nhiễm vào mùa nắng nóng ít mưa.

Giải pháp:

  • Định kỳ thay nước sạch, bổ sung chế phẩm vi sinh EM Aqua cung cấp vi sinh có lợi, giảm ô nhiễm môi trường nước.
  • Định kỳ 10-15 ngày sát trùng nguồn nước bằng Novadine
  • Trộn kháng sinh Nova-Amox 50% WSP: 1g/1kg thức ăn/ngày cho ăn 2 lần trong ngày, liên tục 3-5 ngày. Đồng thời bổ sung Vitamin C + Aqua-Beta Garlic vào nước và trộn vào thức ăn tăng sức đề kháng cho ba ba.

5. Bệnh ngộ độc mỡ

Dấu hiệu:

  • Lờ đờ hay nổi lên mặt nước, bỏ ăn rồi chết. Dấu hiệu nhẹ khó phát hiện.
  • Khi ba ba bị bệnh nặng: da bụng bị xám đen và có nhiều vết ban màu xanh tro, chàm, cổ sưng to, da phù, mình dày hơn lúc bình thường, dưới da có các bọng nước, chân sưng mỏng và mềm nhũn.
  • Khi mổ ba ba ra qua sát nội tạng thấy các mô mỡ có màu vàng nâu hoặc màu vàng đất (bình thường thì trắng hoặc hồng), gan sưng to và màu đen, bụng có mùi thối.
5 Bệnh thường gặp ở ba ba
5 Bệnh thường gặp ở ba ba
Hình ảnh nguồn internet

Nguyên nhân:

Bệnh sinh ra do cho ba ba ăn các loại cá, thịt, nhộng tằm có nhiều mỡ bị ươn, mỡ bị biến chất sinh độc tố axit béo bị tích tụ nhiều trong cơ thể làm cho gan, tụy bị ngộ độc, hoạt động trao đổi chất không bình thường.

5 Bệnh thường gặp ở ba ba
5 Bệnh thường gặp ở ba ba

Giải pháp:

  • Không cho ba ba ăn thức ăn quá béo, nhiều mỡ hay đã biến chất.
  • Bổ sung vitamin B,C,E vào thức ăn cho ba ba ăn: Nova C, Nova-Anti Shock Fish, Nova-PreMix For Fish
  • Phối hợp cho ba ba ăn cả thức ăn động và thực vật, không cho ăn loại nhộng tằm, cá, thịt… đã để quá lâu bị biến chất sinh ra độc tố.

Trong quá trình nuôi ba ba cần định kỳ bổ sung chế phẩm vi sinh EM Aqua vào ao nuôi giúp:

5 Bệnh thường gặp ở ba ba
5 Bệnh thường gặp ở ba ba

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho bà con để có thể có biện pháp xử lý kịp thời hạn chế nhưng thiệt hại khi ba ba bị bệnh. Hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo!

Tin Cậy kính chúc quý bà con có những vụ nuôi thành công!!!

Người tổng hợp: Nguyễn Hiền

Mọi thắc mắc về “5 Bệnh thường gặp ở ba ba”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0902 701 278 – 0909 307 123 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy

Contact Me on Zalo