Giải Pháp Phòng Bệnh Phân Trắng Trên Tôm
Bệnh phân trắng là loại bệnh phổ biến trong tôm nuôi, bệnh có thể bùng phát khi mật độ tảo phát triển mạnh, chất lượng nước kém, ao ô nhiễm. Bệnh thường xảy ra từ giai đoạn tôm được 40-70 ngày tuổi và thường gặp nhất là ở giai đoạn 50-90 ngày tuổi. Bệnh làm cho tôm ăn yếu, đi phân trắng, chậm phát triển nếu không xử lý kịp thời cũng làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi. Bài viết sau đây Tin Cậy sẽ cùng bà con tìm hiểu về nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng và điều trị bệnh phân trắng nhé.
Nguồn ảnh internet
Nguyên nhân gây bệnh phân trắng
Nguồn: Ảnh AI tạo
Biểu hiện tôm bị phân trắng
Nguồn ảnh internet
Giải pháp điều trị bệnh phân trắng trên tôm
- Xi – phông đáy ao 2 – 3 lần/ngày + thay nước 30% trong 3 ngày lúc trời mát (nếu có điều kiện). Giúp làm giảm mật độ vi khuẩn gây hại, giảm mật độ tảo, chất lượng nước được cải thiện.
- Diệt khuẩn nước bằng iodine, BKC (nếu cần)
- Sau 1-2 ngày diệt khuẩn tạt men vi sinh EM Aqua + men vi sinh xử lý đáy ao POND-PRONEW giúp cung cấp nguồn vi sinh có lợi, phân hủy chất hữu cơ, thức ăn thừa làm sạch đáy ao, ổn định tảo. Định kỳ 1-2 ngày/lần tạt buổi sáng.
Ủ tăng sinh:
Hòa 250g men POND-PRONEW + 2 lít mật rỉ đường + 1 lít EM AQUA + 36 lit nước sạch, ủ sục khí liên tục trong 3 tiếng à 40l men đã tăng sinh. Tạt 10l-15l men đã tăng sinh/1000m3 buổi sáng.
- Tăng cường cung cấp oxy cho ao.
- Có thể ngưng cho ăn 1-2 ngày để giúp hệ tiêu hóa tôm ổn định, tránh bị tình trạng nặng hơn. Sau đó cho ăn lại bằng thức ăn trộn men tiêu hóa NOVA BACCI khống chế bệnh phân trắng, ức chế vi khuẩn gây hại, nong to đường ruột, tăng hấp thụ và chuyển hóa thức ăn.
Trộn 2-4 g/kg thức ăn hoặc 2-4 g/20 kg tôm, cho ăn đến khi tôm lành bệnh.
- Đồng thời cần trộn bổ sung men EM tỏi, thuốc bổ gan HEPATOL,…để tăng cường hệ miễn dịch cho tôm.
- Trường hợp nếu tôm bị nhiễm nặng bà con có thể sử dụng kháng sinh NOVA OXYTETRA 500: 3 – 4 g/kg thức ăn/lần, cho ăn ngày 2 lần, cho ăn liên tục trong 5 ngày. Dùng chung với NOVA BACCI để tăng hiệu quả điều trị bệnh.
Phòng bệnh phân trắng trên tôm
Thường xuyên theo dõi hoạt động của đàn tôm, nếu có dấu hiệu bất thường nhanh chống đưa ra giải pháp để xử lý kịp thời
Kiểm tra thường xuyên các chỉ tiêu nước: pH, kH, O2, NH3, NO2, H2S,…
Định kỳ sử dụng men vi sinh xử lý nước: Men vi sinh EM AQUA, men xử lý đáy ao, men xử lý khí độc,… giúp ổn định hệ vi sinh có lợi, ức chế vi khuẩn gây hại, ổn định màu nước, giữ môi trường nước luôn sạch.
Thay nước định kỳ + xi – phông đáy ao (nếu có điều kiện)
Bổ sung đầy đủ khoáng chất, vitamin giúp tôm chắc khỏe, lột xác tốt, cứng vỏ
Quan sát hoạt động của đàn tôm, chất lượng nước, thời tiết từ đó điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp mỗi ngày hạn chế cho ăn dư thừa gia tăng sự ô nhiễm
Sử dụng thức ăn chất lượng, bảo quản tốt
Trộn men tiêu hóa, men tỏi, vi sinh đường ruột vào thức ăn giúp cân bằng hệ vi sinh, tăng hấp thu, tiêu hóa tốt, hạn chế mầm bệnh.
Định kỳ dùng sản phẩm diệt ký sinh trùng đường ruột: PRAZIQUANTEL,…
Tác giả: Nguyễn Hiền
Mọi thắc mắc về bài viết “5 Lưu Ý Khi Chăm Cá Koi Mùa Lạnh”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0933 015 035 – 0902 650 369 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Trang web: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Công Ty Tin Cậy | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ