Phòng Và Trị Bệnh Đen Đầu, Đen Mình Trên Cá Trắm Cỏ, Cá Chép

Thủy sản được coi là một trong những ngành công nghiệp quan trọng, mở rộng nhanh nhất và đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tế của nước ta và thế giới. Việc tăng cường các hoạt động nuôi trồng thủy sản hiện đang là xu hướng toàn cầu, tối đa hóa sản lượng để đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho dân số ngày càng tăng.

Cá trắm cỏ là một loài cá nước ngọt được nuôi chủ yếu ở nước ta và đặc biệt là các tỉnh khu vực đồng bằng phía Bắc. Nhờ vào chất lượng thịt thơm ngon, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, dễ chế biến và khả năng sinh trưởng tốt, thích nghi rộng. Tuy nhiên, đằng sau sự phát triển nhanh chóng của nghề nuôi cá trắm cỏ, tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết cao điển hình là do vi khuẩn, virus và ký sinh trùng, đặc biệt là bệnh đen mình (đen đầu, đen thân, tuột vảy trên cá trắm cỏ).

Cá trắm cỏ sống chủ yếu ở các khu vực ao, hồ và các con sông lớn. Độ sâu thích hợp của chúng là khoảng 0 – 30m, đây là khu vực tầng nước giữa và thấp – nơi môi trường nước sạch và rất trong, thường xuất hiện nhiều ở khu vực sông Hồng.
Cá trắm cỏ được biết đến là dòng cá phổ biến của khu vực châu Á. Chúng có nguồn gốc từ Trung Quốc, chúng sống chủ yếu ở khu vực sông Hắc Long Giang của Trung Quốc.

Dấu hiệu của cá bệnh

  • Xuất huyết các cơ quan có dạng đốm hoặc dạng mảng, kết hợp các dấu hiệu như sạm đen toàn thân, xuất huyết khoang miệng, gốc vây và nắp mang, mang xuất huyết hoặc nhợt nhạt.
  • Xuất huyết nội tạng có thể xuất huyết khắp cơ, gan, lá lách, thận và ruột.

Phòng Và Trị Bệnh Đen Đầu, Đen Mình Trên Cá Trắm Cỏ, Cá Chép

Nguồn: Ảnh Tép Bạc


BENH DEN MINH CA TRAM CO 3 e1747042591653
Nguồn: Ảnh khách gửi

BENH DEN MINH CA TRAM CO.1jpg

 

BENH DEN MINH CA TRAM CO 2 1Nguồn: Ảnh khách gửi

Dịch tễ

Reovirus (GCRV) có thể được lây truyền theo chiều ngang từ cá bị bệnh hoặc cá mang mầm bệnh khỏe mạnh thông qua môi trường nước với khả năng lây lan rộng gây ra tỷ lệ chết cao lên đến hơn 80%, đe dọa nghiêm trọng đến ngành nuôi cá trắm cỏ.
Hiện nay, Reovirus II là kiểu gen gây dịch bệnh chính và chiếm đến 96% trong tổng số các trường hợp nhiễm bệnh.

virus ca tram 1

Nguồn: Ảnh Internet

Đối tượng nhạy cảm đối với mầm bệnh này là cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella), cá trắm đen (Mylopharyngodon piceus). Một số loài khác chẳng hạn như cá mè hoa (Aristichthysnobilis), cá mè trắng Hoa Nam (Hypophthalmichthys molitrix), cá vàng (Carassius auratus) và cá chép (Cyprinus carpio) có thể mang vi rút, nhưng không có dấu hiệu bệnh lí lâm sàng và gây ra tỷ lệ chết hoặc đây là những loài cá khỏe mạnh có thể mang mầm bệnh.

Biện pháp điều trị bệnh

ee18e175 2154 478e 8fa0 8b694dc0f213

  • Khử trùng nước ao nuôi bằng một trong các loại thuốc sát trùng như BKC, Novadine hoặc bằng thuốc tím (KMnO4).
  • Sau 2 ngày sát khuẩn nguồn nước, dùng men vi sinh EM AQUA tạt vào nước cung cấp nguồn vi sinh có lợi để cạnh tranh với vi khuẩn hại trong ao nuôi với liều lượng 20 – 30 lít/1000 m3 EM thứ cấp, 10 – 15 lít/1000m3 đối với EM gốc.
  •  Dùng thuốc kháng sinh Sultrim hay Florfenicol hoặc Doxycycline với liều lượng 1g / 30 – 40 kg cá/ngày, trộn vào cỏ hoặc thức ăn viên cho cá ăn liên tục từ 5 – 7 ngày. Kết hợp tạt vitamin C hoặc trộn chung C với thức ăn từ 1-2 g/kg thức ăn và men tiêu hóa Nova – Bacilac fish cho ăn từ 5 -7 ngày hoặc liên tục trong quá trình nuôi để tăng cường sức đề kháng cho cá.
  • Dùng vợt lưới để loại bỏ những con cá bệnh ra khỏi ao để giảm lây lan mầm bệnh, xử lý cá bệnh bằng cách đốt những con cá bị bệnh trong hầm hoặc dùng chlorine bột để rải xung quanh cá bệnh hoặc có thể dùng men vi sinh EM AG của công ty Tin Cậy để ủ thành đạm cá làm phân bón cho cây trồng.
  • Thay nước (nếu có) 50% vào lúc chiều mát để làm giảm mật độ vi khuẩn gây bệnh có trong ao nuôi cá.

 

z6593897535854 f5f021a8824c6cf42f0a8a17b3d6c1bd e1747120306550

Biện pháp phòng bệnh

cdf4afaa 07e5 4473 b068 96b0de969c38

Chúc quý bà con có nhiều giải pháp phòng và điều trị bệnh cho cá an toàn!

Tác giả: Hồng Chuyên


Mọi thắc mắc về bài viết “Phòng và trị bệnh đen đầu, đen mình trên cá trắm cỏ, cá chép”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0933 015 035 – 0902 650 369 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website:tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook:Công Ty Tin Cậy  | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Contact Me on Zalo