NUÔI LƯƠN THƯƠNG PHẨM KHÔNG BÙN ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC
Giới thiệu
Lươn là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cung cấp các thành phần dinh dưỡng cần thiết: protein, các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Lươn được sử dụng chế biến thành nhiều món ăn ngon có tác dụng bồi bổ sức khỏe như miến lươn, cháo lươn, lươn xào sả ớt…Hiện nay do nguồn lươn tự nhiên không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường nên các mô hình nuôi lươn ngày càng phát triển và trở thành ngành rất có tiềm năng. Trong đó, mô hình nuôi lươn thương phẩm không bùn ngày càng được nhiều người dân phát triển, quy mô ngày càng được mở rộng. Do mô hình nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả cao, bởi mô hình này ít công chăm sóc, thời gian nuôi ngắn, chi phí thấp,…
Tin Cậy có dịp được Anh Đến ở Cần Thơ có kinh nghiệm nuôi lươn không bùn, được Anh chia sẻ về việc quy trình nuôi và cũng như ứng dụng chế phẩm sinh học trong quá trình nuôi lươn, mang lại năng suất, tỷ lệ thành công cao. Đồng thời việc ứng dụng chế phẩm sinh học đáp ứng được tiêu chuẩn của người tiêu dùng: sản phẩm an toàn, chất lượng, hạn chế dư lượng các loại hóa chất và kháng sinh trong sản phẩm.
Xây dựng bể nuôi
Bể nuôi lươn thường có diện tích 6 – 20m2, chiều cao bể khoảng 0,7-1 m. Bể nuôi lươn có thể làm bằng bể xi măng ốp gạch men hoặc gạch tàu hoặc bể được làm bằng bạt (để tránh lươn thoát ra ngoài hoặc bị trẩy xướt.
Đáy bể phảm làm hơi dốc ở phía cống thoát để thuận tiện cho việc vệ sinh, tống cặn bã, thức ăn dư thừa, chất bài tiết của lươn ra ngoài.
Hệ thống cấp nước nên đặt đối diện cống thoát để có thể tận dụng sức nước tống cặn bã, chất thải của lươn về phía cống thoát.
Cống thoát nước được khoan lỗ nhỏ hơn kích cỡ lươn hoặc được bọc lưới để tránh lươn bị hút ra ngoài khi thay nước.
Lươn có đặc tính thích trú ẩn, chui rúc nên khi nuôi nên tạo nơi trú ẩn cho lươn cho lươn bằng cách làm các giá thể bằng dây hoặc hung tre/gỗ đặt chồng lên nhau để lươn trú ẩn.
Bể nuôi lươn của Anh Đến thì dùng dây làm giá thể cho lươn trú ẩn.
Chọn giống:
Anh Đến chia sẻ: chọn những con giống khỏe mạnh, màu da sáng, không bị dị tật, kích cỡ đồng đều không quá chênh lệch, lươn có nhiều nhớt, vận động nhanh nhẹn, trên thân không có vết tích xây xát, lở loét,…
Chọn lươn có 3 loại:
- Chọn lươn màu vàng sẫm: sinh trưởng và phát triển tốt nhất rất phù hợp với mô hình nuôi thương phẩm
- Chọn lươn màu vàng xanh: Phát triển bình thường.
- Chọ lươn có màu xám trò: phát triển chậm không phù hợp với mô hình nuôi thương phẩm.
Giống lươn có thể khai thác ngoài tự nhiên hoặc mua lươn giống ở ngoài thị trường.
Căn cứ vào điều kiện môi trường nuôi và trình độ kỹ thuật người quản lý mà có thể thả mật độ nuôi khác nhau, mật độ thả nuôi của Anh từ 200 -300 con/m2, với cỡ lươn 500 con/kg.
Trước khi thả lươn phải sử dụng nước muối 3-5o/oo tắm lươn từ 3-5 phút, nhằm sát trùng loại bỏ vi khuẩn, nấm trên lươn mà mắt thường không nhìn thấy được và loại bỏ những con yếu.
Ứng dụng chế phẩm sinh học
Trong quá trình nuôi lươn phải cho giữ môi trường nước nuôi lươn luôn sạch vì nước bẩn sẽ dễ gây bệnh cho lươn, lươn dễ chết. Qua quá trình tìm hiểu Anh đã tìm và sử dụng chế phẩm sinh học EM1 để xử lý môi trường nước nuôi lươn, Anh cho biết khi sử dụng chế phẩm môi trường nước luôn sạch, lươn luôn khỏe và ăn mạnh, giảm chi phí thay nước.
Chế phẩm sinh học EM1 giúp ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm trong bể nuôi. Các vi sinh vật có lợi có lợi sẽ sinh sôi và phát triển rất nhanh trong môi trường nước giúp phân hủy các chất hữu cơ, thức ăn dư thừa góp phần làm giảm thiểu việc hình thành các lớp bùn và chất cặn bã, chất thải nhờ vậy đáy bể được làm sạch chất lượng nước được cải thiện. Đồng thời các vi sinh vật có lợi trong chế phẩm EM1 phát triển nhiều sẽ kìm hãm, ức chế, lấn át sự phát triển của vi sinh vật có hại do chúng cạnh tranh thức ăn và tranh giành vị trí bám với vi sinh có hại, do đó sẽ hạn chế được mầm bệnh phát triển để gây bệnh cho lươn.
Để tiết kiệm chi phi và tăng năng suất sử dụng anh đã ủ EM1 thành EM2 (EM thứ cấp) với công thức ủ như sau:
1 lít EM1 + 1 lít mật rỉ đường + 18 lit nước sạch ——(ủ kín 5-7 ngày)——> 20 lit EM2
Định kỳ 3-5 ngày anh đánh chế phẩm EM thứ cấp/ lần để duy trì vi sinh vật có lợi trong ao, giữ môi trường nước luôn trong sạch.
Nước ao lắng
Nước sau khi được xử lý chế phẩm vi sinh EM thứ cấp, màu nước trong và sạch
Để tăng tỷ lệ sống và nâng cao hiệu quả khi nuôi lươn không bùn thì anh Đến cho rằng ngoài quản lý tốt chất lượng nước, công tác phòng bệnh cũng rất quan trọng. Sử dụng chế phẩm sinh học EM1 sẽ góp phần làm giảm việc sử dụng các hóa chất, kháng sinh trong phòng và trị bệnh trong nuôi lươn giúp lươn luôn khỏe phát triển tốt, chất lượng đảm bảo, sản phẩm an toàn đáp ứng được nhu cầu thị trường sản phẩm sạch, không dư lượng các loại hóa chất và kháng sinh.
Anh Đến đã ứng dụng EM tỏi vào trộn vào thức ăn cho lươn nhầm nâng cao khả năng hấp thu thức ăn của lươn, làm giảm hệ số thức ăn và phòng, chống các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột vì trong EM tỏi có chứa nhiều chất có khả năng ngăn chặn bệnh tật và tăng sức đề kháng cho lươn.
Đầu tiên Ủ EM5 từ chế phẩm EM1
Lấy 1 lít EM1 + 1 lít rỉ đường + 1 lít dấm + 1 lít Rượu (Rượu gạo,…) + 6 lít nước sạch, ủ kín (không mở nắp) trong vòng 3 ngày thì dùng được.
EM5 ủ thành công khi thấy xuất hiện từng lớp váng (lớp men) mỏng màu vàng nâu phủ kín bề mặt.
→Tham khảo sản phẩm: Chế phẩm sinh học EM1 dùng cho thủy sản
Màu sắc EM5 sau khi được ủ thành công
Sản xuất EM Tỏi từ EM5
Cho lần lượt 8 lít nước + 1 kg tỏi xay nhuyễn + 1 lít EM5 vào bình có nắp đậy, sạch khuẩn, khuấy đều, đậy kín rồi ủ yếm khí trong 24h.
Ủ EM tỏi từ EM5
EM Tỏi ủ thành công
Sử dụng EM Tỏi
Sử dụng EM tỏi để phòng bệnh cho lươn nuôi bằng cách lấy trộn 1 lít EM tỏi vào 10 kg thức ăn, ủ 1h trước khi cho ăn, định kỳ 7 – 10 ngày bổ sung EM vào thức ăn/ngày. Trị bệnh, có thể sử dụng liều lượng gấp đôi, cho ăn liên tục 7 – 10 ngày.
Bổ sung Vitamin C
Đồng thời hàng ngày anh bổ sung vitamin C vào thức ăn giúp lươn khỏe mạnh tăng sức đề kháng, chống stress. Trộn 30 g/10 kg thức ăn, ngày cho ăn 1 lần. Cho ăn liên tục từ khi nuôi đến khi thu hoạch.
Thức ăn mà Anh Đến sử dụng cho lươn ăn là thức ăn công nghiệp với hàm lượn đạm cao, vì thức ăn có hàm lượng đạm cao lươn ăn màu da lươn rất vàng, được thị trường ưa chuộng. Ngày cho ăn 2 cử buổi sáng và buổi chiều.
→Tham khảo sản phẩm: Vitamin C bổ sung cho thủy sản – Nova C
Trong quá trình nuôi cần phải thường xuyên kiểm tra chất lượng nước, kiểm tra lươn nuôi để khi phát hiện bệnh có những biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế rủ ro và hao hụt.
Tác giả: Nguyễn Hiền
Tin Cậy kính chúc bà con có một mùa bội thu !!!
Mọi thắc mắc về “Nuôi tôm thương phẩm không bùn ứng dụng chế phẩm sinh học”, xin quý bà con vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc, P.Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức, Tp. HCM
Điện Thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671
Email: hiennguyen@tincay.com; kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com