Liệu Trình Chi Tiết Điều Trị Cá Da Trơn Mắc Bệnh Gan Thận Mủ
Ao nuôi cá da trơn (tra, basa, trê) thường có diện tích rộng lên đến cả hecta, cộng với tình trạng chung là nước đục, cá bơi lội bên dưới khó thấy, chúng chỉ trồi lên khi đến giờ ăn và … khi đã mắc bệnh. Nên nếu 1 ngày bà con thấy cá trồi lên bất thường thì đó là dấu hiệu rất đáng lo. Cá bệnh sẽ bỏ ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước hoặc nhào lộ xoay tròn, bên ngoài thân không có sự thay đổi rõ rệt, hoặc nặng hơn sẽ thấy cá bị xuất huyết. Khi giải phẩu sẽ thấy thận, gan có nhiều đốm trắng như đốm mủ. Nếu có dấu hiệu này thì chắc chắn cá da trơn mắc bệnh gan thận mủ rồi.
Dẫn đến bất cứ 1 căn bệnh nào, thì đều có 2 nguyên nhân: bản thân cá đã bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh và nguồn nước nuôi quá ô nhiễm, góp phần làm cho vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển mạnh mẽ. Hôm nay, Tin Cậy sẽ đồng hành cùng quý bà con gỡ rối vấn đề này. Xử lý cá và xử lý nước như thế nào khi chẳng may ao cá đã nhiễm bệnh, cụ thể là bệnh gan thận mủ.
Nguyên nhân dẫn đến cá da trơn mắc bệnh gan thận mủ
Đây là bệnh cho vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ra. Sự bùng phát mạnh mẽ của vi khuẩn này là do hiện nay bà con thả giống mật độ cao, trước khi thả nuôi không xử lý nước triệt để, trong quá trình nuôi không theo dõi và xử lý để nước ngày càng ô nhiễm nặng.
Cá da trơn là loài tương đối dễ nuôi, dễ thích nghi và chi phí xử lý nước khá tốn kém cũng khiến bà con dè chừng, nên tâm lý là nuôi được thì cứ nuôi. Đến một ngày, nước bẩn, cá stress, thêm gặp điều kiện thời tiết thất thường như hiện nay, nhiệt độ cao làm cho vi khuẩn được dịp bùng phát, hệ miễn dịch của cá không kháng cự được nên gây ra bệnh trên diện rộng và lây lan rất nhanh không kịp trở tay. Cá sẽ chết mỗi ngày nếu không được can thiệp hoặc can thiệp không đúng cách.
Cách xử lý nước khi phát hiện cá nhiễm bệnh
Bệnh xảy do chủ yếu do chất lượng nước xấu, vì vậy xử lý nước là vấn đề cực kỳ quan trọng và phải được quan tâm làm cho triệt để. Ngay khi phát hiện cá có những biểu hiện bất thường, bắt cá lên giải phẩu và nghi ngờ là gan thận mủ thì bà con phải làm gì?
Đầu tiên phải kiểm tra chất lượng nước, bao gồm pH, oxy, khí độc NH3, NO2, H2S,… bằng các loại test nhanh để xác định ao đang bị khí độc nào chiếm ưu thế. Tin Cậy cung cấp đầy đủ các loại test nhanh cần thiết cho ao nuôi cá.
Sau đó tiến hành thay nước ao nếu có nguồn nước sạch để cấp vào. Bà con chú ý phải thay từ từ, 20 – 30% mỗi ngày, trong 3 – 5 ngày là nguồn nước mới đã được cấp vào ao. Song song với thay nước, bà con tiến hành diệt khuẩn toàn bộ ao bằng chế phẩm Novadine (1 lit/1.500 – 2.000m3) hoặc BKC 800 (1 lit/2.000m3). Bà con chú ý, phải dùng thuốc sát trùng an toàn cho cá, không được dùng thuốc tím hoặc clorine.
Tham khảo chi tiết sản phẩm:
Sau 48 tiếng sát trùng, bà con tiến hành tạt vi sinh để xử lý nước. Bà con cũng lưu ý rằng, chỉ có dùng vi sinh mới xử lý nước an toàn và hiệu quả cho ao đang có cá. Nước có sạch thì cá mới mau hết bệnh. Vi sinh ngoài công dụng phân hủy chất bẩn, xử lý khí độc thì còn có khả năng ức chế vi khuẩn có hại. Liệu trình dùng vi sinh như sau:
3 lit EM Aqua + 3 lit Rhodo + 2 lit men kháng khuẩn GM + 0.5 kg TC7 + 3 kg Zeofish, áp dụng cho ao 1.000m3. 5 ngày đánh 1 lần.
Định kỳ 10 – 15 ngày xử lý như trên 1 lần, bao gồm 1 lần diệt khuẩn và 2 – 3 lần vi sinh. Xử lý đến khi nước sạch.
Liệu trình trên có tác dụng như sau:
- Cung cấp nhóm vi khuẩn Bacillus sp. sinh chất kháng khuẩn tiêu diệt và ức chế nhóm vi sinh gây bệnh gan thận mủ, Flexibacter columnaris trên cá da trơn.
- Nhóm vi khuẩn Bacillus sp. sinh enzyme amylase và protease cao, giúp phân hủy chất thải hữu cơ và thức ăn dư thừa ở đáy ao, tạo môi trường nước sạch cho sự phát triển của thủy sản.
- Làm giảm lượng khí độc NH3, NO2, H2
Nếu ao có khí độc NH3 cao thì bà con kết hợp thêm men vi sinh BIO TC3 để xử lý. Liều lượng 1 kg/1.000m3, trộn chung với liệu trình trên luôn nhé.
Cũng cần lưu ý rằng, trong thời gian xử lý nước (5-10 ngày) không cho cá ăn bất cứ thứ gì, không trộn kháng sinh vào thức ăn vì thời gian này cá không ăn, cho thức ăn xuống cũng chỉ làm bẩn nước và tốn thêm vi sinh xử lý mà thôi.
Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản
- Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên xử lý nước
- Men vi sinh xử lý khí độc NO2 (Bio-TC8)
- Men vi sinh xử lý khí độc NH4/NH3 (Bio-TC3)
- Men vi sinh xử lý đáy ao nuôi (Bio-TC7)
- Men vi sinh xử lý phèn (Bio-TC5)
- Chế phẩm sinh học EM1 (Em gốc) dùng cho thủy sản
- Chế phẩm xử ký khí độc cho ao nuôi (Bio-TC4)
- Men tiêu hóa dạng bột cho thủy sản
Cách cho cá ăn trong quá trình trị bệnh
Sau 1 liệu trình xử lý nước như trên thì bà con có thể cho cá ăn, nhưng phải tăng lượng thức ăn từ từ qua các ngày. Lúc này sức khỏe cá còn yến nên không tiêu thụ mạnh như khi còn khỏe được. Cho cá ăn bằng 1/3 lượng thức ăn so với tổng trọng lượng cá kết hợp trộn thêm thuốc bổ gan Hepatol (hoặc Sorbitol+B12) và men kháng khuẩn GM cho ăn liên tục 6-7 ngày. Liều lượng của men GM như sau: 1 lit/50kg -100kg thức ăn viên nhỏ, ủ khoảng 20-30p, để con men thấm đều, rồi rải thức ăn cho cá ăn.
Trong thời gian này con nào yếu thì sẽ chết, con nào khỏe thì cứu được (Khi bị nặng mà cho ăn kháng sinh là cá sẽ chết nhiều và có khi chết hết. Cho nên phải xử lý nước tốt + cho ăn ít + kết hợp bổ gan như đã trình bày ở trên, may mắn có thể cứu được 50%).
Sau 7-10 ngày tỷ lệ chết giảm, nguồn nước cải thiện, bắt cá lên, mổ ra xem gan và mỡ còn tổn thương và xuất huyết nữa không. Nếu giảm và cá bắt đầu ăn lại thì lúc này mới dùng kháng sinh: Nên dùng Amox 50% + Enrofloxacin hoặc Flor 500 + Doxy 50% trộn thức ăn cho ăn 5-7 ngày.
Flor 500 và Doxy 50% công ty Tin Cậy có cung cấp, giá vui lòng liên hệ 0902 650 369
Theo công bố từ các chuyên gia thuộc Khoa Thủy sản Trường Đại học Cần Thơ (2006) thì sau khi sử dụng thuốc Florfenicol (Flor 500) từ 7-10 ngày (kết hợp với diệt khuẩn, xử lý nước ao) cho kết quả rất tích cực khi cá bệnh phục hồi nhanh.
Song song với cho cá ăn lại và ăn kháng sinh thì phải luôn luôn kiểm tra chất lượng nước và xử lý nguồn nước thật tốt. Nước đã tốt hơn thì cần duy trì liệu trình trên, liều lượng bằng 1/3 so với ban đầu và giãn thời gian xử lý ra, có thể 7-10 ngày xử lý men vi sinh 1 lần, 1 tháng diệt khuẩn 1 lần.
Sau khi cá khỏi bệnh, tiếp tục trộn bổ gan Hepatol (hoặc sorbitol + b12) cho ăn liên tục 1-2 tuần. Men kháng khuẩn thì trộn vào thức ăn, cho ăn suốt vụ để ngừa bệnh gan mủ xuất hiện lại. Liều lượng: 1 lit /800-1000 kg thức ăn. Cho ăn liên tục 2-3 ngày rồi nghỉ, 5-7 ngày lặp lại 1 lần.
Đây là liệu trình rất chi tiết và thực tế để điều trị cho cá da trơn mắc bệnh gan thận mủ đã áp dụng thành công. Quý bà con có bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ công ty Tin Cậy để được giải đáp. Nhớ là phải xử lý nước thật kỹ để không phải đau đầu khi cá bị bệnh bà con nhé.
Tin Cậy kính chúc quý bà con có những vụ nuôi thành công!!!
Tác giả: Trinh Nguyễn
Mọi thắc mắc về “Liệu trình chi tiết điều trị cá da trơn mắc bệnh gan thận mủ”, xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy