Biện Pháp Điều Trị Cá Rô Bị Mất Vảy Ở Đuôi
Cá Rô Phi là đối tượng nuôi được nuôi nhiều nhất vào năm 2025 do Mỹ vừa có chính sách xuất khẩu cá Rô Phi. Thịt thơm ngon cùng với giá thành rẻ vừa dễ chế biến. Theo Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu cá rô phi và cá điêu hồng của nước ta vào Quý I – 2025, tiếp tục tăng mạnh hơn 130% so với cùng kỳ, đạt gần 14 triệu đô (USD).
Bà con nước ta đang chú trọng đầu tư vào nuôi cá rô phi do giá rô phi đang bắt đầu tăng và sẽ được xuất khẩu vào thị trường tiềm năng khác. Chính vì vậy, cần phải chú trọng đến khâu xử lý nước, chọn giống và chăm sóc quản lý trong quá trình nuôi.
Bên cạnh đó, bà con cần phải chú trọng đến các loại bệnh xảy ra trên cá như bệnh mất vảy, tuột nhớt ở đuôi để phòng tránh rủi ro. Cá rô phi bị tuột nhớt ở đuôi là dấu hiệu cảnh báo bệnh hoặc môi trường nước kém, cần xử lý kịp thời để tránh lây lan và chết hàng loạt.
Nguồn: Ảnh Internet
Nguyên nhân gây bệnh tuột nhớt ở cá
- Chất lượng nước kém như trong nước nuôi có chứa phèn, clorine hoặc độ mặn cao gây suy yếu hệ miễn dịch của cá.
- Không xổ ký sinh trùng cho cá nuôi định kỳ dễ làm ký sinh trùng bám lên vẩy, chui vào da của cá.
- Thay đổi môi trường đột ngột khi mưa xuống làm pH giảm, mật độ nuôi cao làm cá stress dễ dẫn đến tuột nhớt.
- Môi trường nước ao quá dơ, không xử lý đáy định kỳ, thức ăn thừa và chất thải của cá lâu ngày tích tụ thành khí độc, dẫn đến cá dễ bị stress.
Biểu hiện
- Cá bỏ ăn hoặc ăn ít hơn bình thường.
- Khi quan sát lớp màng trắng trên da mỏng đi, có màu trắng đục và bong tróc ra khỏi da cá. Đây là lớp màng để bảo vệ thân cá khỏi bị các tác nhân gây bệnh khác tấn công.
- Cá bị mất lớp nhớt trên da thường bơi lờ đờ, không linh hoạt như bình thường. Bên cạnh đó, lớp nhớt cũng giúp cá tránh khỏi tân công như nấm, vi khuẩn tấn công cơ thể cá.
- Một số trường hợp cá bị tuột nhớt có thể xuất hiện các vạch đỏ trên thân. Vạch đỏ là dấu hiệu của tình trạng viễm nhiễm da do vi khuẩn hoặc nấm tấn công.
Biện pháp điều trị
- Thay nước thường xuyên và kiểm tra các chỉ số pH, amoniac, nitrat, nitrit để đảm bảo ổn định môi trường nước.
- Dùng Novadine, Seaweed hoặc thuốc tím để sát khuẩn nguồn nước ao nuôi cho cá.
- Sau khi sát khuẩn xong nguồn nước, sáng ngày hôm sau bà con bổ sung thêm men vi sinh EM AQUA để cấy lại hệ vi sinh giúp ổn định hệ sinh thái của nước nuôi và bắt đầu gây lại màu nước nuôi cá, dùng vi sinh sẽ an toàn cho cá hơn tại vì lúc này cá còn đang rất yếu.
- Dùng thuốc Oxytetracyline 2 – 3g/ kg thức ăn/ lần, cho cá ăn ngày 2 lần trong vòng từ 5 – 7 ngày.
- Bổ sung thêm vitamin C, Hepatol bổ gan cá, men tiêu hóa Bacilac fish hoặc men Nova- Bacci có thể trộn chung với kháng sinh cho cá ăn để nhanh khỏi bệnh.
Biện pháp phòng bệnh
- Thay nước định kỳ 10 -15% mỗi tuần/ lần (nếu có điều kiện) nước sạch đã khử clorine.
Việc thay nước thường xuyên có thể giúp cho ao nuôi giảm thải khí độc có trong ao để bà con quản lý tốt nguồn nước nuôi, tạo môi trường trong sạch cho cá phát triển khỏe mạnh và nhanh xuất bán. - Cho cá ăn với lượng thức ăn phù hợp, chất lượng tốt, tránh làm dư thừa quá nhiều thức ăn sẽ làm ô nhiễm nước và gây tốn chi phí thức ăn của bà con.
- Có thể ủ men tỏi từ men vi sinh EM AQUA trộn chung với thức ăn để phòng cho cá bị bệnh với liều 1L/100 kg thức ăn, cho ăn hàng ngày.
- Quan sát cá thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường như lờ đờ, bỏ ăn, bơi lội khó khăn,…
- Phát hiện sớm và xử lý kịp thời bệnh để điều trị hiệu quả.
Chúc quý bà con sẽ có biện pháp phòng bệnh kịp thời cho cá rô!
Tác giả: Hồng Chuyên
Mọi thắc mắc về bài viết “Phòng và trị bệnh đen đầu, đen mình trên cá trắm cỏ, cá chép”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0933 015 035 – 0902 885 547 – 0902 650 369 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website:tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook:Công Ty Tin Cậy | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ