Bệnh Xuất Huyết Mùa Xuân Trên Cá Chép, Cá Trắm Cỏ
Bệnh thường xuất hiện trên cá vào cuối mùa đầu và đầu xuân, nhiệt độ xuống thấp từ 18 – 30 0C. Bệnh chủ yếu xuất hiện trên cá chép, gây ra ở giai đoạn cá giống và giai đoạn cá thịt. Bệnh có khả năng xuất hiện ở các loài cá khác như mè trắng, mè hoa, cá diếp.
Hình 1. Cá chép bệnh xuất huyết mùa xuân
Bệnh xuất huyết lây lan mạnh từ phân cá, dịch nước trên thân và các chất thải khác của cá bệnh vào môi trường nước. Tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cá khỏe, qua mang, da và miệng. Đây là loại bệnh cấp tính nên phát bệnh rất nhanh và có tỷ lệ cá chết rất cao.
Cá bị bệnh có dấu hiệu ngạt thở, cá bị mất thăng bằng khi bơi, bơi tách đàn và hay bơi ở tầng mặt, không định hướng được khi bơi do viêm bóng hơi. Mắt và da có hiện tượng xuất huyết, cơ thể có màu tối, nhiều chỗ bị viêm xuất hiện nhiều chất nhầy. Mắt lồi nhẹ, mang có dấu hiệu nhợt nhạt, các tơ mang dính bết lại. Máu loãng chạy ra từ hậu môn, bụng chướng to.
Nếu cá bị bệnh nặng có thể chết nổi trên mặt nước hoặc chết chìm dưới tầng đáy. Giải phẫu cá thấy nội tạng và bóng hơi bên trong cơ thể hơi xuất huyết và teo dần một ngăn. Lá lách xưng to, xoang bụng chứa nhiều dịch cợn.
Hình 2. Giải phẫu bên trong cơ thể cá để xem nội tạng của cá bệnh
Theo các chuyên gia, bệnh xuất huyết trên virus là bệnh cực kỳ nguy hiểm trên cá trắm cỏ và cá trắm đen.
Hình 3. Cá bị bệnh xuất huyết mùa xuân bị tróc vảy và lộ vân cơ thịt
Tác nhân gây bệnh
Tác nhân gây bệnh chính là Reovirus, sinh trưởng và phát triển trong môi trường nước. Khi gặp điều kiện thuận lợi khi nhiệt độ nước từ 27 – 300C, chúng sẽ sinh sôi và phát triển theo cấp số nhân trong điều kiện ao nuôi không đảm bảo, các yếu tố bất lợi từ môi trường sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cá, làm cá bị stress và giảm sức đề kháng, tạo cơ hội cho virus xâm nhập và gây bệnh.
Reovirus ký sinh bắt buộc trong gan, tụy và thận của cá, khi cá chết hoặc thải ra chất thải thì mầm bệnh sẽ đi theo con đường này để ký sinh lên các cá thể khác và tiếp tục gây bệnh trong thời gian từ 30 phút – 1 giờ.
Hình 4. A. Reovirus; B. Hình dạng; C. Thụ thể của virus
Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ cá bệnh và cá mang mầm bệnh, bệnh lan rộng nhanh do trong nguồn nước đã có mầm bệnh, truyền từ thủy vực này sang thủy vực khác. Bên cạnh còn có nguyên nhân khác là các thực vật thủy sinh mang virus gây bệnh như: bèo tấm, cỏ nước, rong cho cá trắm cỏ ăn cũng có thể gây cảm nhiễm bệnh.
Nuôi cá với mật độ cao hay ký sinh trùng làm tổn thương cá cũng tạo điều kiện cho virus xâm nhập vào các vết thương hở của cá từ đó làm cho cá nhiễm bệnh.
Biện pháp phòng bệnh
Theo các chuyên gia, việc cho cá ăn thuốc chỉ hiệu quả từ 1-2 ngày đầu khi phát hiện cá có dấu hiệu bất thường khi cá chưa ngừng ăn. Phòng bệnh với EM tỏi là biện pháp hiệu quả nhất, do trong tỏi có chất kháng sinh allicin, có chức năng tiêu diệt, ức chế các loài vi khuẩn và nấm gây bệnh.
Ngoài ra còn ức chế sự xâm nhập và gây bệnh của một số loài virus. Việc sử dụng men tỏi sẽ hạn chế tối đa cho các vật nuôi của bà con kháng với thuốc kháng sinh. Tạo ra sản phẩm sạch, an toàn và được thị trường ưa chuộng.
Hiện nay, đã có vaccine phòng bệnh nhưng chưa hiệu quả cao và chi phí đắt, nên biện pháp chính cần thiết là phòng bệnh cho cá bằng cách ủ men tỏi từ chế phẩm vi sinh EM AQUA để trộn chung thức ăn cho cá, giúp cá tăng cường đề kháng để chống lại với điều kiện bất lợi trong môi trường ao nuôi và các mầm bệnh.
Vào mùa hè ủ men từ 10 -15 ngày, còn mùa đông ủ từ 25 – 30 ngày, đậy nắp kín để tránh ruồi bám vào, khi men tỏi đã ủ lên men sẽ cho màu cánh dán và mùi thơm đặc trưng. Sau đó bà con trộn men tỏi vào thức ăn khoảng 1 lít/100kg thức ăn cho cá.
- Khi chọn cá giống để thả chọn con giống sạch bệnh từ cơ sở có uy tín.Trước khi thả cá giống bà con cần phải tắm cho cá bằng nước muối pha loãng hoặc bằng thuốc tím.
- Trong quá trình nuôi, bà con cần phải duy trì chất lượng nước ao nuôi, vì bệnh thường xuất hiện khi chất lượng nước ao suy giảm. Khi cần thay nước mới vào ao, bà con cần phải sát khuẩn lại nước ao. Định kỳ 10 – 15 ngày vệ sinh nước nuôi, sử dụng thuốc sát trùng BKC 800, Nova- dine hoặc Seaweed hoặc vôi 20 – 30kg/1000m3 nước để sát khuẩn nước nuôi và ổn định độ pH của nước ao nuôi. Ngoài ra, khi diệt khuẩn nước ao nuôi bà con cần tạt chế phẩm vi sinh EM AQUA, EM1 để cung cấp lợi khuẩn giúp cân bằng hệ sinh trong ao nuôi.
- Thường xuyên theo dõi các hoạt động của cá, bổ sung thêm vitamin C (Nova-C) để tăng sức đề kháng và bổ sung Hepatol để cung cấp vitamin bổ gan, giúp cho gan cá khỏe để chống lại mầm bệnh. Trộn đều vào thức ăn, đối với cá giống liều lượng là 5ml/1kg thức ăn và cá thịt 3ml/1kg thức ăn, cho ăn ngày một lần, liên tục từ khi nuôi đến khi thu hoạch.
Hình 5. Sản phẩm công ty Tin Cậy
- Tăng cường quạt nước hoặc bổ sung Nova-oxygen vào thời điểm cá thiếu oxy vào ban đêm từ 3 – 6 giờ sáng.
Hình 6. Sản phẩm công ty Tin Cậy
Sau thời gian thu hoạch cá, bà con cần phải phơi đáy ao trong một thời gian và cải tạo nền đáy ao bằng các phương pháp hay dùng trong nuôi trồng thủy sản như:
Hình 7. Phơi ao và bón vôi
- Vét bùn, đắp bờ, sửa sang lại bờ và làm vệ sinh môi trường ao nuôi.
- Rải vôi bột, phơi đáy ao để tiêu diệt mầm bệnh có sẵn trong môi trường ao nuôi để chuẩn bị xuống giống nuôi cá mới cho vụ nuôi tiếp theo.
Chúc bà con vụ nuôi thành công!
Tác giả: Hồng Chuyên
Mọi thắc mắc về bài viết”Bệnh xuất huyết mùa xuân trên cá chép, cá trắm cỏ”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0933 015 035 – 0902 650 369 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Công Ty Tin Cậy | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ