Bệnh Đốm Đỏ – Bệnh Nguy Hiểm Đừng Bỏ Qua
Bệnh đốm đỏ trên cá koi là một bệnh xuất phát từ một đốm nhỏ mà nhiều người nuôi không chú ý đến từ đó nó sẽ phát triển mạnh hơn. Cá sẽ giảm sức khỏe nhanh chóng, tách đàn riêng, vào 1 góc, bơi chậm nặng hơn sẽ lật bụng và chết đi. Người nuôi cần chú ý các điểm bất thường trên thân cá, để biết rõ hơn về nguyên nhân – dấu hiệu cũng như cách phòng và trị như thế nào bà con cùng theo dõi nhé !
1. Biểu hiện bệnh
Trên thân cá có xuất hiện các chấm xuất huyết đỏ, vẩy sẽ rụng, cá ăn yếu, bơi lờ đò tách đàn. Khi bệnh trên cá chuyển nặng thì gốc vây, rách nát và cụt dần. Các vùng da xuất huyết viêm loét, nhiều mũ xung quanh dính nấm ký sinh phần mang tái nhợt.
2. Nguyên nhân đốm đỏ
Thường sẽ có 4 nguyên nhân chủ yếu gây nên đốm đỏ : nhiệt độ nước thay đổi đột ngột, trầy xước – va đập, bị khuẩn PSEUDOMONAS, stress,…. Cùng đi cụ thể hơn từng nguyên nhân nhé.
Nhiệt độ nước thay đổi đột ngột.
- Trong thời điểm thời tiết mưa nắng liên tục sẽ gây ra sự biến đổi nhiệt độ nước trong ao. Sự thay đổi đột ngột như vậy sẽ làm cá bị tuột nhớt,, lớp nhớt đóng vai trò là lớp bảo vệ cho cá koi khỏi các tác nhân như vi khuẩn và tác nhân khác, lớp nhớt bị mất cá sẽ dễ bị nhiễm bệnh và đỏ mình nhanh hơn.
Ngoài việc thay đổi đột ngột nhiệt độ nước thì một số sự thay đổi khác như pH, lượng khí độc trong ao, mật độ thả, ô nhiễm,….
Trầy xước – va đập
- Có một số trường hợp cá Koi sẽ bị va đập mạnh và trầy xước thành bể trong quá trình di chuyển, lớp biểu bì da sẽ bị tổn thương, vi khuẩn Aeromonas Hydrophylla sẽ thông qua lớp tổn thương tấn công vào cơ thể cá, vết thương khi bị nhiễm khuẩn sẽ lan ra nhanh làm giảm sức khỏe đồng thời sẽ lây lan khắp cả ao.
Ảnh hưởng từ vi khuẩn Pseudomonas
- Vi khuẩn Pseudomonas là một chủng vi khuẩn gram âm bao gồm nhiều loài, thường được thấy ở nhiều môi trường khác nhau. Nói về loài Pseudomonas có khả năng sống trong nhiều điều kiện khác nhau, vừa có trong nước ngọt, nước mặn, nước lợ. Loài này thường sống bám vào cây, đá, …
- Khi bị vi khuẩn Pseudomonas tấn công chúng sẽ tiết ra chất độc phá hủy lớp da bên ngoài và gây đỏ mình trên cá Koi.
Stress
- Một trong những nguyên nhân chủ yếu thường gặp trên cá nhất là nhạy cảm như cá Koi. Chế độ ăn không ổn định, chất lượng nước không tốt, mật độ thả quá dày, một số tác động từ yếu tố bên ngoài,… Cá khi bị stress sẽ làm cho hệ miễn dịch của cá Koi suy yếu và dễ nhiễm bệnh – trong đó có đỏ mình.
3. Dấu hiệu của đỏ mình
- Da cá bắt đầu xuất hiện các đốm đỏ ( một số con có dấu hiệu đổi sang màu hồng ). Đốm đỏ sẽ xuất hiện trên một số cơ thể cá như vây, đuôi sau đó sẽ làn rộng ra toàn thân.
- Sức khỏe cá giảm đi, cá bơi lờ đờ, tách đàn, tấp vào góc bơi chúi đầu xuống dưới mặt nước.
- Khi chuyển nặng cơ thể sẽ chuyển đỏ.
4. Cách trị bệnh
Cách ly cá
- Trường hợp lượng cá trong ao không nhiều thì nên tách đàn đó ra bể riêng. Mục đích là để tránh tình trạng lây lan thêm trong ao. Tiến hành sát trùng cho cá hằng ngày để diệt vi khuẩn gây bệnh, thông thường bà con có thể dùng thuốc sát trùng gốc Iodine (như Novadine) để sát trùng hiệu quả.
Thay nước liên tục
- Khi bệnh phải liên tục thay nước, trung bình phải thay nước 2 ngày/ lần một lần thay khoảng 20 % nước để giảm mật độ khuẩn trong ao. Sau khi thay nước xong cần bổ sung thêm vitamin C, muôi để tăng sức đề kháng cho cá.
Sử dụng vôi bột
- Sử dụng vôi với nồng độ 0.5 – 1 % phun đều mặt ao. Vôi sẽ cải tạo lại môi trường nước và tiêu diệt vi khuẩn. Sử dụng định kỳ 3 ngày/ lần.
Sử dụng muối và tetracyclin
- Sử dụng muối kết hợp chung với kháng sinh sẽ diệt vi khuẩn, nhanh lành vết thương và phục hồi thị lực cho cá.
- Liều lượng sử dụng: đối với trường hợp trong hồ bị không nhiều thì có thể sử dụng với liều lượng 3 – 5 viên TETRACYCLIN của Nhật + 300 g muối cho 100 lít nước. Trong trường hợp toàn ao bị thì không nên sử dụng liều lượng dày như vậy vì sẽ gây sốc cá. Trong trường hợp này bà con có thể sử dụng liều lượng như sau 7 – 10 viên + 3 kg muối cho 1 m3 nước ( đánh trong 5 – 7 ngày ).
5. Phòng ngừa bệnh đốm đỏ
Sử dụng muối
- Muối có nhiều khoáng chất và có tác dụng diệt khuẩn tốt. Liều lượng: 5 kg/ m3 nước cho cá koi tắm 3-5 ngày / lần. Muối sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương ở cá.
Sử dụng Chlorin
- Sử dụng chlorin với nồng độ 4 ppm ( 1 ppm cho 1 m3 nước ) rồi cho nước nuôi cá koi vào. Chlorin có tác dụng diệt khuẩn, khử trùng môi trường, hạn chế tối đa vi khuẩn gây bệnh tấn công.
- Qua những ý trên mong sẽ giúp ích cho bà con hiểu rõ về bệnh đốm đỏ trên cá cũng như cách phòng và trị hiệu quả để hạn chế sự bệnh phát sinh nhất là vào thời điểm này.
Mọi thắc mắc về bài viết “Bệnh đốm đỏ – Bệnh nguy hiểm đừng bỏ qua”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0933 015 035 – 0902 650 369 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Công Ty Tin Cậy | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ